Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 7: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI…
Chương 7: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
7.1.NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
7.1.1. Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
7.1.1.1. Định nghĩa về văn hóa
Theo nghĩa rộng: Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra.
(chủ yếu được tiếp cận và hiểu theo nghĩa rộng)
Theo nghĩa hẹp: Văn hóa là những giá trị tinh thần. Người viết: “trong côngcuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọngngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúcthượng tầng”
Theo nghĩa rất hẹp: Văn hóa đơn giản chỉ là trình độ học vấn của mộtngười được đánh giá bằng cấp học phổ thông, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầumọi người “phải đi học văn hóa”, xóa mù chữ…
7.1.1.2. Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
Thứ nhất, xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
Thứ hai, xây dựng luân lý: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
Thứ ba, xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dântrong xã hội
Thứ tư, xây dựng chính trị:dân quyền
Thứ năm, xây dựng kinh tế
7.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa
7. 1.2.1. Quan điểm về vai trò và vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội
Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
Văn hóa là 1 trong 4 vấn đề cơ bản của xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hóa,xã hội. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với 3 vấn đề (chính trị, kinh tế, xã hội)
Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phảiphục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế
Như vậy, quan điểm điểm này cũng chỉ rõ, văn hóa cũng có tính chủ động tươngđối, không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, chính trị, nó cũng tác động ngược trở lạinhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị
7.1.2.2. Quan điểm về chức năng của văn hóa
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
Hai là, nâng cao dân trí
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, không ngừnghoàn thiện bản thân mình
7.1.2.3. Quan diểm về tính chất của văn hóa
Tính dân tộc của văn hóa, là sự thể hiện chủ nghĩa yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, nên trước hết nó phải được thể hiện ở nội dung tuyên truyền cho “lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” và “tinh thần vì nước quên mình”
Tính khoa học: Nhấn mạnh giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ trong truyền thống có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Một trong những thiếu hụt của văn hóa truyền thống là chưa hình thành được tư duy khoa học trong xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Tính đại chúng của văn hóa: Đây là vấn đề thuộc về tính nhân dân, về đối tượng phục vụ của văn hóa. Trước kia trong xã hội cũ, văn hóa nghệ thuật được coi là món ăn tinh thần sang trọng , chỉ dành riêng cho một thiểu số người ăn trên ngồi trốc
7.1. 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa
7.1.3.1. Văn hóa giáo dục
Mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằnggiáo dục, có nghĩa là bằng dạy và học. Đó là đào tạo ra những con người toàn diện vừacó đức vừa có tài, biết làm và đủ điều kiện làm chủ để xây dựng và bảo vệ đất nước
Chương trình, nội dung dạy và học phải thật khoa học, thật hợp lý, phù hợpvới những bước phát triển của nước ta, phản ánh được mục tiêu không chỉ dạy vàhọc chữ mà phải dạy và học làm người.
Học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế, học phải kết hợp với lao động.Có như vậy văn hóa giáo dục mới có tính định hướng đúng đắn, rõ ràng, thiết thực
Phải tạo tạo ra được môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, trường phải ra trường, lớp phải ra lớp, thầy ra thầy trò ra trò. Đồng thời phải phối hợp cả bakhâu nhà trường, gia đình và xã hội
Phương trâm, phương pháp của giáo dục là: học đi đôi với hành, phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục
7.1.3.2. Văn hóa văn nghệ
Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, xây dựng xã hội mới, con người mới
Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống nhân dân
Văn nghệ sĩ cần phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước, của dân tộc
7.1.3.3. Văn hóa đời sống
đạo đức mới
, theo Hồ Chí Minh là thực hành đời sống mới trước hết làthực hành đạo đức các cách mạng cần, kiệm, liêm, chính
Lối sống mới
, đó là lối sống có lý tưởng có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kếthợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại
Nếp sống mới
, theo Hồ Chí Minh phải làm cho lối sống mới dần dần trở thành nền nếp, thói quen, ổn định ở mỗi con người, thành phong tục tập quán củatập thể hay cả cộng đồng ...
7.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
7.2.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
7.2.1.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
Thứ nhất, đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Khái niệm đạo đức: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội dùng để đánhgiá hành vi của con người.
Đạo đức có từ rất sớm, trong bất kỳ xã hội nào cũng có một chuẩn mựcđạo đức nhất định
Thứ hai, đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, theoHồ Chí Minh sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ởmức sống vật chất dồi dào, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩmchất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động củamình, chiến đấu cho lý tưởng đó thành hiện thực
Thứ ba, đạo đức là động lực, là sức mạnh nội sinh của con người
Thứ tư, đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người
7.2.1.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
* Trung với nước, hiếu với dân
* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
* Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
Nội dung yêu thương con người của Hồ Chí Minh có những điểm mới:
Đó là một tình cảm rộng lớn giành cho những người nghèo khổ, bị áp bứckhông phân biệt giai cấp.
Tình yêu thương đó phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhânvà được thể hiện trong các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em
* Có tinh thần quốc tế trong sáng
7.2.1.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới ở nước ta. Nó đối lập với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nóimột đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm.
Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức
Xây đi đôi với chống
Xây là xây cái mới, cái tốt đẹp, phù hợp với đạo đức mới, là biểu dương,giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới
Cả xây và chống đều đưa lên thành phong trào quần chúng rộng rãi, gây dưluận xã hội lành mạnh để phê phán
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
7.2.2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh
7.2.2.1. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân.
Tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.
Tu dưỡng theo các nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh
7.2.2.2. Nội dụng học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Học cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đời tư trong sáng, nếp sống giảndị và đức khiêm tốn phi thường
7.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
7.3.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
7.3.1.1. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể, đa chiều
Phương diện tự nhiên: Hồ Chí Minh nhìn nhận con người như một thực thểsinh học, cho nên con người phải tuân theo các quy luật tự nhiên.
Con người xã hội: Hồ Chí Minh nhìn nhận con người với tư cách là một cánhân. Cá nhân con người này nằm trong mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cánhân với cá nhân và tồn tại trong vô số các quan hệ khác.
Hồ Chí Minh còn nhìn nhận con người ở cả tâm lực và thể lực. Phải có sựthống nhất chặt chẽ giữa tâm lực và thể lực trong mỗi con người. Đó chính là tâmlý, ý thức và thể chất của con người.
Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiệnvà ác, hay và dở, tốt và xấu, v.v
7.3.1.2. Con người lịch sử cụ thể
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, con người là sản phẩm của những điều kiệnlịch sử cụ thể
7.3.1.3. Bản chất con người mang tính xãhội
Mác cho rằng: bản chất của con người làtổng hòa của các mối quan hệ trong xã hội.
Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất
7.3. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
Thứ nhất, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thànhcông của sự nghiệp cách mạng
Thứ hai, con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên và xã hội mà cònlà chủ thể của tự nhiên và xã hội
Thứ ba, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phảicoi trọng, chăm sóc, phát huy nguồn lực con người
Tóm lại: con người vừa là mục tiêu và động lực của cách mạng có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại nhau, thúc đẩy nhau
7.3.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng
Việc xây dựng con người mới là cả một quá trình lâu dài và phải song hànhcùng với cuộc cách mạng
Việc xây dựng con người mới phải được thực hiện ở tất cả các giai đoạncách mạng
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hộichủ nghĩa
Để đạt được những phẩm chất đó phải xây dựng được những con người mớiphát triển toàn diện. Trong đó đặc biệt phải coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo
Theo Hồ Chí Minh để thực hiện chiến lược “trông người” cần có nhiều biệnpháp, nhưng giáo dục – đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì giáo dụctốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại giáodục tồi sẽ ảnh hưởng xấu tới thanh niên.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phảiđặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống chủ nghĩa xã hội lên hàngđầu. Hai mặt tài, đức phải thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó đứclà “gốc”, là nền tảng cho tài phát triển