Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHẦN 1 - Coggle Diagram
CHƯƠNG 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHẦN 1
K/n cơ bản
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
DN tài chính
: nhiệm vụ chính là kinh doanh tiền tệ - tín dụng (như NHTM, công ty bảo hiểm,…)
DN phi tài chính
: nhiệm vụ chính là sản xuất – kinh doanh hàng hóa – dịch vụ.
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế, gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích kinh doanh và đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội
Các loại hình DN
DN tư nhân
CTy hợp danh
: min 2 tvien, Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Cty TNHH
: Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Vai trò của TCDN
Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả.
Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp.
Kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu của TCDN:
tối đa hóa gtri DN
Nguyên tắc trong tài chính doanh nghiệp
Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền
Nguyên tắc chi trả (đảm bảo mức ngân quỹ tối thiểu để thực hiện chi trả)
Nguyên tắc sinh lợi (tìm kiếm các dự án sinh lợi)
Lý thuyết thị trường có hiệu quả
Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông
Tác động của thuế
Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận
K/n và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của DN
Cấu trúc TCDN là những quy mô tài chính của DN được xây dựng trong 1 chu kỳ kinh doanh gắn liền với mục tiêu chiến lược cho 1 thị trường và thời gian cụ thể.
Nhân tố ah
Quy trình SXKD, tính chất hàng hóa – dịch vụ kinh doanh
Phương tiện công nghệ sản xuất kinh doanh
Thị phần và quy mô thị trường
Năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Chính sách và bối cảnh kinh tế xã hội
Cấu trúc về vốn tài sản kinh doanh
K/n và đặc điểm vốn TSKD
Là những phương tiện, các yếu tố vật chất mà một doanh nghiệp phải có để tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Vốn kinh doanh phải được thu về để ứng tiếp cho thời kỳ sau.
Cần được bảo toàn và phát triển.
Vốn tài sản cố định (vốn cố định)
K/n: Vốn cố định của doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh
Không thay đổi hình thái tồn tại
Luân chuyển giá trị dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao TSCĐ
.
Vốn tài sản lưu đông (vốn lưu động)
Khi tham gia quá trình kinh doanh, TSLĐ có các đặc điểm
Có sự chuyển hóa về hình thức tồn tại qua các công đoạn của quá trình kinh doanh
Chỉ tham gia 1 chu kỳ kinh doanh (ngoại trừ CCDC)
Đặc điểm
Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào trong giá trị sản phẩm mới
Hoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn tài sản đầu tư tài chính (vốn đầu tư tài chính)
Hoạt động đầu tư tài chính được chia thành
Hoạt động đầu tư chứng khoán có giá
Hoạt động góp vốn vào các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết
Hoạt động cho thuê tài chính
Cấu trúc nguồn tài trợ
K/n: Nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được doanh nghiệp huy động để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân loại nguồn vốn tài trợ
Căn cứ vào phạm vi tài trợ có: Nguồn vốn bên trong; Nguồn vốn bên ngoài
Căn cứ vào tính chất sở hữu có: NVCSH, NVNPT
Nguồn vốn chủ SH
Vốn góp bán đầu
Tùy thuộc vào loại hình sở hữu của doanh nghiệp
Cần phân biệt được với vốn pháp định
Lợi nhuận giữ lại không chia
Tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ
Tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ
Các quỹ: Quỹ bổ sung vốn chủ sở hữu, quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…
Phát hành thêm cổ phiếu: Có đk phát hành/ Có nhiều loại cổ phiếu
Nguồn vốn NPT
Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu: Xác định mệnh giá, kỳ hạn, phương thức trả lãi và lãi suất
Nguồn vốn từ tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Đứng dưới góc độ của doanh nghiệp, so sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại khi huy động vốn ở các khía cạnh sau
Thời hạn
Quy mô tài trợ
ĐK tín dụng
Sự kiểm soát của ng cho vay
CF SD vốn
Căn cứ vào thời gian tài trợ có: Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn; Nguồn vốn tài trợ trung dài hạn
Nguyên tắc lựa chọn nguồn tài trợ vốn: nguồn được lựa chọn là nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất trên cơ sở độ rủi ro chấp nhận được -> Cơ cấu vốn tối ưu là dự phối hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả sao cho chi phí sử dụng vốn bình quân theo trọng số là tối thiểu, thông qua đó tối đa hoá giá trị doanh nghiệp