Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 1: PHẦN 1.2: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ - Coggle…
CHƯƠNG 1: PHẦN 1.2: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ
Sự ra đời
Gắn liền với quá trình phát triển của SX & lưu thông hàng hóa.
Nghiên cứu về sự ra đời của tiền tệ: nghiên cứu về các hình thái biểu hiện giá trị trong trao đổi.
Tiền tệ chỉ xuất hiện khi có nhu cầu về trao đổi và mua bán hàng hóa
Chức năng của tiền tệ
Phương tiện lưu thông (trao đổi)
Tiền được sử dụng như là một trung gian trong trao đổi mua bán hàng hoá
Nhờ có tiền nên xã hội sẽ giảm được các chi phí giao dịch vì cần phải tìm được sự trùng hợp kép về nhu cầu
. Phương tiện thanh toán
Tiền được sử dụng làm một công cụ để thanh toán các khoản nợ.
Khi thực hiện chức năng này, tiền đã tham gia một cách hiện hữu vào giao dịch chứ không chỉ là trung gian trong giao dịch nữa.
Trong chức năng này, tiền tệ được sử dụng để chi trả không gắn trực tiếp với công thức H1 – T – H2
Thước đo gtri
Tiền thực hiện việc biểu thị cho một lượng giá trị mà hàng hoá chứa trong nó thông qua việc quy đổi giá trị đó ra lượng tiền.
Nhờ có tiền nên việc so sánh giá trị giữa các hàng hoá trở nên đơn giản hơn.
Phương tiện cất trữ
Tiền được sử dụng như công cụ để cất trữ của cải.
Tiền là phương tiện cất trữ được ưa chuộng hơn so với các phương tiện khác vì tính thanh khoản của tiền cao.
Tiền chỉ có thể thực hiện được chức năng cất trữ khi nó còn được xã hội thừa nhận.
Tiền tệ được cất trữ để đề phòng rủi ro hoặc mua sắm trong tương lai.
Bản chất
Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ (F.S. Mishkin)
Tiền tệ phụ thuộc vào nhu cầu trao đổi. Sức mạnh của tiền phụ thuộc vào sức mua của nó (đo lường thông qua khả năng mua được nhiều hay ít hàng hoá).
Là vật ngang giá chung, là một hàng hóa đặc biệt (Karl Marx)
Sự phát triển các hình thái tiền tệ
Tín tệ (chỉ tệ): không đủ hoặc không có giá trị, nhờ “sự tín nhiệm” của mọi người mà nó được lưu dùng.
Tín tệ KL
Tín tệ giấy: khả hoán và bất khả hoán
Tín tệ gắn liền với khái niệm
“Dấu hiệu giá trị”
. Đây là khái niệm ám chỉ giá trị của một vật xuất phát từ sự “uy tín” mà nó đem lại, tách bạch hoàn toàn với giá trị sử dụng của vật đó.
Loại tiền này có giá trị sử dụng lớn hơn giá trị
Hóa tệ: có giá trị thực
Hóa tệ không kim loại: giá trị thấp, khó bảo quản
Hóa tệ kim loại: không đủ kim loại làm phương tiện trao đổi
Tiền điện tử
Được đảm bảo bởi tiền pháp định (đồng tiền do Nhà nước phát hành) và có cơ chế đảm bảo tiền tệ của ngân hàng Trung ương.
Chế độ tiền tệ
Chế độ lưu thông tiền kim loại
Chế độ đơn bản vị
: Chỉ sử dụng 1 thứ kim loại để làm vật ngang giá chung
Kim loại làm vật ngang giá thường có giá trị thấp: bản vị đồng, bản vị kẽm
Chế độ song bản vị:
Chế độ song bản vị song song
: Chế độ này cho phép tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo tỷ lệ giá trị thực tế của nó, nhà nước không can thiệp
Chế độ song bản vị kép:
Chế độ này tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo tỷ giá pháp định.
Chế độ bản vị vàng: Vàng được chọn làm vật ngang giá chung
Vàng được tự do đúc thành tiền và đưa vào lưu thông theo tiêu chuẩn giá cả NN quy định.
Vàng được tự do xuất nhập khẩu
Các loại tiền khác được tự do đổi ra vàng
Chế độ lưu thông tiền giấy
Tiền giấy là 1 dạng tiền dấu hiệu được phát hành vào lưu thông thay thế cho tiền đủ giá khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi
Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán: Chế độ bản vị Bảng Anh, Chế độ bản vị USD
Chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán
K/n và đặc điểm
Chế độ tiền tệ
là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của 1 quốc gia dựa trên 1 căn bản gọi là bản vị tiền tệ
Bản vị tiền tệ
là cái được sử dụng để làm căn cứ định giá đồng tiền (thường là vàng).
Khối tiền tệ
M1: Khối tiền tệ giao dịch (tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn)
M2: Khối tiền giao dịch mở rộng = M1+ Tiền thay thế rất gần với tiền giao dịch (tiền gửi có kỳ hạn ngắn, chứng chỉ tiền gửi)
M3: Khối tiền tệ tài sản = M2+ Tiền từ các loại tài sản có thanh khoản kém (tiền gửi có kỳ hạn dài, trái phiếu).
MS: Khối lượng tiền trong lưu thông = M3+ Các phương tiện thanh toán khác
Cầu tiền tệ: số lượng tiền mà các pháp nhân và thể nhân cần để thỏa mãn các nhu cầu (Mn).
Cung tiền tệ: Là việc phát hành vào lưu thông một khối lượng tiền nhất định, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của các chủ thể trong nền kinh tế (Ms)
Các kênh phát hành tiền của NHTW
Cho vay các NHTG
Phát hành tiền qua thị trường vàng và ngoại tệ. Số lượng tiền phát hành ra bằng giá trị vàng và ngoại tệ mua vào
NHTW phát hành tiền cho NSNN vay
NHTW cung ứng tiền qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
(Lạm phát tiền tệ): Các trường hợp mất cân đối cung cầu tiền tệ
Mn=Ms: Cân bằng
Mn<Ms: Lạm phát (lạm phát lưu thông tiền tệ), hiện tượng tiền quá ứ thừa trong lưu thông so với lượng hàng hóa quá ít ỏi.
Mn>Ms: Thiểu phát (hay còn gọi là lạm phát âm). Hiện tượng mà lượng tiền lưu thông ít hơn mức cần thiết, khiến sản xuất, lưu thông xã hội bị “nghẹt” vì thiếu tiền.
Thiểu phát chỉ tồn tại khi chúng ta xét lạm phát dưới góc nhìn cung tiền tệ (sự thiếu hụt cung tiền tệ). giảm phát là hiện tượng giá cả giảm liên tục