Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
IV. XÂY DỰNG VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG…
IV. XÂY DỰNG VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng
Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011)
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ.
. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại
Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI
“Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học
Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là mục tiêu của chiến lược phát triển.
Xây dựng môi trường văn hóa lãnh mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế.
Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa
Làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản
Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa.
Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa
Xây dựng đạo đức cách mạng
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”
Xuất phát từ bản chất con người luôn có khát vọng hướng tới chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện bản thân, để vươn tới sự hoàn thiện, trước hết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức
Việc tu dưỡng trau dồi đạo đức rất quan trọng đối với con người Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng
Trong sự nghiệp đổi mới, đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,
Bên cạnh đó, đất nước còn có những biểu hiện tiêu cực.
Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là phải trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng
Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là phảitu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đức khiêm tốn, trung thực
Học tập đạo đức Hồ Chí Minh là phải có đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái,vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.
Lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đại nghĩa của dân tộc, nên có sức mạnh và cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lương tri
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là học tấm gương về chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.