Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao - Coggle Diagram
Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao
Quy luật tập trung
Ví dụ: quá trình buồn ngủ, ngáp, díp mắt, ngủ gật rồi ngủ say thực sự.
Nội dung
Lan tỏa là hiện tượng đặc trưng cho phản xạ và ức chế mới được thành lập, chưa bền vững.
Trong quá trình hình thành phản xạ và ức chế có điều kiện, khi các ổ hưng phấn và ức chế đã bền vững, thì xuất hiện hiện tượng tập trung.
Sở dĩ xuất hiện hiện tượng tập trung là do có sự tương tác giữa các ổ hưng phấn và ức chế xảy ra trong các tập hợp nơron nhất định
Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
Nội dung
Hưng phấn và ức chế là hai mặt của một quá trình
Đặc điểm cơ bản để đánh giá quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế trong từng thời điểm nhất định là mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ của phản ứng trả lời.
Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra một cách nhanh chóng, đột ngột, cũng có thể xảy ra một cách dần dần, qua một số giai đoạn.
Ví dụ: có những đứa trẻ đang vui đùa chạy nhảy lại tự dưng lăn ra ngủ.
Quy luật tính hệ thống
Nội dung: Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất các kích thích riêng lẻ thành một tổ hợp hoàn chỉnh, hay thành những hệ thống.
Ví dụ: thói quen mỗi ngày đọc sách.
Quy luật cảm ứng qua lại
Ví dụ: khi đọc sách thì không nghe thấy tiếng ồn ào xung quanh.
Nội dung
Khi hưng phấn đã tập trung cao độ thì nó sẽ tạo thành các ổ hưng phấn mạnh cực đại được gọi là điểm ưu thế.
Cảm ứng là hiện tượng gây ra các quá trình đối lập xung quanh mình (cảm ứng không gian) hay tiếp theo mình (cảm ứng thời gian) của quá trình hưng phấn và ức chế.
Quy luật giữa cường độ kích thích và phản xạ có điều kiện
Ví dụ: khi ta ăn no thì không thể tạo phản xạ có điều kiện về tiêu hóa
Nội dung
Cường độ của các kích thích có điều kiện thay đổi ảnh hưởng đến quá trình hình thành phản xạ có điều kiện.
Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện đối với các kích thích yếu thường khó khăn và kéo dài hơn so với các kích thích mạnh, nhưng cường độ kích thích không được vượt qua ngưỡng.
Phản xạ có điều kiện chỉ hình thành được khi kích thích có điều kiện yếu hơn so với tác nhân cũng cố không điều kiện.