Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC VỚI THỰC TIỄN - Coggle Diagram
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC VỚI THỰC TIỄN
VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN VỚI NHẬN THỨC
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người là nhằm mục đích phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn chứ không phải để trang trí hay phục vụ cho những ý tưởng viễn vông
Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Thực tiễn có tác dụng rèn luyện các giác quan của con người làm cho chúng phát triển thực tế hơn, hoàn thiện hơn, trên cơ sở đó giúp cho quá trình nhận thức của con người hiệu quả hơn, đúng đắn hơn
Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện, máy móc mới, hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức
Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức con người
Thực tiễn chính là nền tảng, cơ sở để nhận thức con người nảy sinh, tồn tại phát triển
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm, kiểm tra tính đúng sai của tri thức. Dựa vào thực tiễn người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
nghiên cứu lí luận phải đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành
Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, cần chú ý đến nhận thức
Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức xuất phát từ thực tiễn
VAI TRÒ CỦA CHÂN LÝ
Hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công khi con người vận dụng trí thức đúng đắn. Vì thế chân lý là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và tính hiệu quả trong thực tiễn
Mối quan hệ song trùng: chân lý phát triển nhà thực tiễn và thực tiễn phát triển đúng nhà vận dụng đúng chân lý
QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
KHÁI NIỆM
Là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người, là quá trình tạo thành tri thức vào thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm đạt tri thức đúng về thế giới
CÁC GIAI ĐOẠN
Nhận thức cảm tính
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Thể hiện ở cảm giác, tri giác và biểu tượng
Nhận thức lý tính
Là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, được nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính. thể hiện ở khái niệm, phán đoán và suy lý
THỰC TIỄN
KHÁI NIỆM
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất- cảm tính, có tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ