Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - Coggle Diagram
NỀN DÂN CHỦ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Bản chất
Bản chất kinh tế
Công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội
Chủ nghĩa Mác - Lênin
Bản chất chính trị
Nhất nguyên
Khái niệm
Được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời và phát triển của nhân loại; phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền
Quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ
Quá trình ra đời
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công
=> Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời
=> nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính thức được xác lập
Phát triển => suy thoái, sụp đổ
Được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và công xã Pari năm 1871
Xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện => tiêu vong
Những thành tựu và hạn chế của nền dân chủ vô sản
ở nước ta
Thành tựu
Kinh tế
Quá trình dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế ngày càng mở rộng.
Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý và vận hành nền kinh tế thị trường, bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa
Tăng trưởng kinh tế luôn gắn với bảo đảm công bằng, thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa, phát triển con người
Tư tưởng - văn hóa - xã hội
Nhiều văn bản pháp luật đã cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật được luật hóa và từng bước đi vào cuộc sống. Công bằng, bình đẳng xã hội có bước tiến bộ rõ rệt.
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các giải pháp hữu hiệu trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, công nghệ, môi trường… ngày càng hoàn thiện và đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống.
Việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ngày càng được quan tâm và phát huy hiệu quả tích cực.
Chính trị
Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi vi phạm quyền dân chủ được chú trọng hơn
Hệ thống chính trị có những đổi mới; dân chủ hóa được công khai minh bạch trong phương thức hoạt động
Dân chủ trong Đảng, các cơ quan tổ chức được mở rộng và phát huy hiệu quả, tích cực
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng mở rộng và phát huy dân chủ.
Nhu cầu dân chủ ở nhân dân ngày càng đa dạng, phong phú
Các hình thức thực hiện dân chủ từng bước được mở rộng, đổi mới và hiệu quả.
Năng lực thực hiện dân chủ của nhân dân có bước trưởng thành
Tạo dựng thói quen thảo luận và bảo đảm quyền tự do ngôn luận để khích lệ cá nhân, các tổ chức
Sự hiểu biết về dân chủ, phát luật ngày càng được nâng cao
Hạn chế
Còn tình trạng lạm quyền, lộng quyền, quan liêu của một số cơ quan công quyền, cán bộ.
Việc thực hiện chế độ dân chủ đại diện chưa có hiệu quả do sự yếu kém của các cơ quan quyền lực ở một số địa phương
Một số người còn non yếu về chính trị và ý thức công dân
Chậm thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành pháp luật, quy định...
Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở một số nơi rơi vào hình thức.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam có mặt còn chưa đồng bộ, hay thay đổi
Ở một số nơi, nhận thức và thực hành về dân chủ còn hạn chế, thực hiện dân chủ cơ sở còn hình thức
Quyền làm chủ của nhân dân chưa hoàn toàn được tôn trọng và phát huy, chưa có cơ chế đầy đủ bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của quyền lực.