Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG V: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH, Kết cấu tính cách là sự…
CHƯƠNG V: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
Khái niệm nhân cách
Là tập hợp phức tạp các đặc tính tâm lý ảnh hưởng đến các kiểu hành vi đặc thù ở những tình huống khác nhau
Học thuyết nhân cách là giả thuyết về cơ cấu và chức năng của các nhân cách riêng biệt
2 mục tiêu tâm lý
Hiểu được cơ cấu, nguồn gốc, yếu tố liên quan nhân cách
Dự đoán hành vi, sự kiện trong cuộc sống
Các học thuyết về nhân cách
Học thuyết phân tâm (Freud)
Sự hình thành nhân cách
Con người được thúc đẩy bởi bản năng và động lực, hai động lực mạnh nhất là libido và thanatos
Libido: động lực cuộc sống hoặc tình dục
Thanatos: động lực của chết và gây hấn
Sự phân chia thứ 1
Vô thức: nguyên nhân của nhiều hành vi mà chúng ta không biết, thúc đẩy bản năng: ước mơ, khao khát, nhu cầu thơ ấu,..
Ý thức: tất cả những gì nằm trong vùng nhận thức
Tiềm thức
Sự phân chia thứ 2
Bản ngã/cái ấy (id)
Lúc mới sinh, trẻ chỉ có id, chức năng: trung tâm khoái lạc
Hoạt động vô thức, luôn tìm kiếm thỏa mãn: tình dục, thể chất, tình cảm để có được ngay mà không quan tâm hậu quả
Bản ngã/ tôi (ego)
2 tuổi có ego -> tạo thành phần thực tế trong nhân cách
Có quan điểm riêng, có ý thức về nguyên nhân và hậu quả
Siêu ngã/ siêu tôi (super ego)
5 tuổi: có superego
Chứa đựng giá trị cá nhân như quan điểm đạo đức
Siêu ngã gần sát với khái niệm lương tâm
Là tiếng nói bên trong của những điều nên làm và không nên làm
Phát triển tâm sinh lý
Sự kiện trong 6 năm đầu đời có ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách và hành vi khi trưởng thành
Học thuyết hành vi (Skinner)
Nhân cách: 1 tập hợp bao gồm các khuôn mẫu hành vi có được do học tập
Nhân cách: tìm hiểu qua quan sát đặc điểm, hoàn cảnh sinh sống
Phản ứng tương tự trong hoàn cảnh khác nhau do khuôn mẫu khích lệ (khen thưởng) tương tự như cái đã nhận được trong quá khứ
Thuyết nhân văn (Carl Rogers Horney, Maslow, Karen)
Bản chất con người vốn tốt lành, có tiềm năng phát triển
Trách nhiệm cá nhân: tự do sáng tạo và tìm kiếm ý nghĩa của sống và chết
Carl Rogers: trẻ em cần sự quan tâm tích cực vô điều kiện. Nâng cao hơn là sự quý trọng tích cực không điều kiện. Ngược lại là tình yêu có điều kiện
Học thuyết nhận thức xã hội (Albert Bandura)
Sự kiện trong và ngoài ảnh hưởng đến hành vi
Sự kiện bên trong: cảm giác, suy nghĩ, niềm tin
Sự kiện bên ngoài: thưởng và phạt
Thuyết tiền định tương hỗ: chúng ta phải khảo sát tất cả thành phần nếu muốn hiểu hoàn toàn 1 con người
Con người quan sát người khác và điều chỉnh hành vi của bản thân
Học thuyết đặc tính nhân cách
Lý thuyết nét nhân cách (Allport)
Nét nhân cách chủ yếu: đặc điểm chi phối mọi hành động của một người
Nét nhân cách trung tâm: các đặc điểm chủ yếu, 5-10 nét trung tâm
Nét nhân cách thứ yếu (kém quan trọng hơn 2 cái trên): các đăc điểm ảnh hưởng tới hành vi ứng xử trong 1 số tình huống
Lý thuyết của Cattell và Eysenck
Cattel: có 16 nhân tố -> tính cách con người
Eysenck: 3 phương diện chính: sự hướng ngoại, chứng loạn thần kinh, bệnh tâm thần
Mô hình 5 nhân tố (Mccrae & Costa) : sự hướng ngoại, tính dễ chịu, sự tận tâm, loạn thần kinh, tính năng nổ trong học hỏi
Thuyết tâm lý học hoạt động
Nhân cách gồm 4 nhóm thuộc tính tâm lý điển hình: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Bẩm sinh di truyền
Môi trường tự nhiên & xã hội
Giáo dục (vai trò chủ đạo)
Hoạt động tích cực của cá nhân (quan trọng nhất & có tính quyết định)
Con đường hình thành và phát triển nhân cách thông qua hoạt động và giao lưu
Đánh giá nhân cách
Dùng công cụ: trắc nghiệm nhân cách
Trắc nghiệm phân loại
MMPI gồm 550 câu hỏi: Đúng, sai, không biết
Trắc nghiệm phóng chiếu
Nhìn tranh ảnh trừu tượng . Có các loại TAT, Patte Noire, CAT, Rorschach (phổ biến hơn)
TAT: yêu cầu kể một câu chuyện từ bức hình được xem, khách thể thường đồng nhất hóa nhân vật chính đó với bản thân mình
Rối loạn nhân cách
Là những lệch chuẩn cực nhiều về nhân cách
Gây đau khổ với chính người đó hoặc người khác
Các loại rối loạn
Nhân cách lo âu, dễ lo âu, khí sắc không ổn
Nhân cách thiếu tự trọng và tự tin
Nhân cách nhạy cảm, nghi ngờ
Nhân cách dạng kịch tính, xung đột
Nhân cách gây hấn và chống đối xã hội
Kết cấu tính cách là sự xác định then chốt của hành vi cá nhân