Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG MARKETING - Coggle Diagram
CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG MARKETING
Khái niệm và tầm quan trọng
Theo Philip Kotler “Môi trường marketing của DN là tập hợp những tác nhân và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị marketing của DN và tác động đến khả năng quản trị marketing trong việc triển khai cũng như duy trì các cuộc giao dịch thành công đối với khách hàng mục tiêu.
Lực lượng bên trong + Lực lượng bên ngoài cùng với những điểm tích cực, tiêu cực sẽ dẫn đến hoạt động Marketing
Tầm quan trọng
-Môi trường tạo ra những cơ hội và nguy cơ đe dọa đến DN.
-Nghiên cứu môi trường giúp DN xác định được hướng đi đúng đắn khi ra các quyết định
-Dự báo xu hướng phát triển của thị trường
Phân loại môi trường marketing
Môi trường vĩ mô (maro-environment)
Nhân khẩu học:Dân số, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tôn giáo, …
Kinh tế: GDP/đầu người, thu nhập bình quân, cán cân xuất nhập khẩu , …
Tự nhiên: Đất đai, không khí, núi, non, sông, biển, khí hậu, khoáng sản, rác thải …
Công nghệ: Thiết bị mới, hạ tầng mới, phần mềm mới
Chính trị -xã hội : Luật pháp, quy tắc đạo đức, quan hệ ngoại giao
Văn hoá: Phong tục, tập quán, quan niệm xã hội, …
Môi trường vi mô (micro-environment)
Bản thân doanh nghiệp:Nguồn tài chính, đội ngũ nhân sự, trình độ chuyên môn,quy trình hoạt động, …
Nhà cung ứng:Chất lượng và giá cả nguyên vật liệu, khả năng đáp ứng thời gian, …
Trung gian marketing:Trung gian phân phối, trung gian tài chính, trung gian sản xuất, trung gian dịch vụ marketing
Khách hàng: Khả năng tài chính, thói quen chi tiêu, sự thay đổi trong nhận thức, nhu cầu và mong muốn,
Đối thủ cạnh tranh:Số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, khả năng tài chính, nguồn lực và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…
Cộng đồng: Cộng đồng tài chính, cộng đồng truyền thông, cộng đồng đại chúng, ….
Môi trường nội vi
Ban giám đốc công ty
Bộ phận tài chính
Bộ phận R&D
Bộ phận thu mua
Bộ phận sản xuất
Bộ phận kế toán
Mô hình SWOT
Khái niệm: SWOT là từ viết tắt của 4 cụm từ tiếng anh:–Strengths (điểm mạnh)–Weakness (điểm yếu)–Opportunities (cơ hội)–Threats (nguy cơ)
Lịch sử ra đời mô hình SWOT:SWOT được phát triển cách đây khoảng từ năm 1960 đến 1970 bởi Albert Humphrey
Mục tiêu SWOT: Nâng cao điểm mạnh – cải thiện điểm yếu – hạn chế nguy cơ – tận dụng cơ hội
Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một trong những khâu cơ bản trong xây dựng phát triển định hướng doanh nghiệp.
Quá trình đánh giá SWOT,người hoạch định chính xác có thể tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Mô hình SWOT :Mô hình này đóng vai trò như công cụ hỗ trợ nhà quản trị hoạch định chiến lược lường trước mối rủi ro tiềm tàng và tìm cách đối mặt với chúng