Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HỆ THỐNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11, Ảnh chụp màn hình 2025-03-07…
HỆ THỐNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11
SÓNG
Mô tả sóng
Giải thích sự tạo thành sóng
Nguyên nhân tạo thành sóng trong một môi trường:
Nguồn dao động từ bên ngoài tác dụng lên môi trường tại điểm O.
Nhờ có lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau mà các phân tử nước ở điểm M lân cận điểm O dao động theo.
Các phần tử môi trường chỉ dao động trong một phạm vi không gian rất hẹp, trong khi sóng truyền đi rất xa.
Sự lệch pha giữa các phần tử dao động trên phương truyền sóng tạo nên hình ảnh của sóng.
Các đại lượng
Biên độ sóng là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng. Sóng có biên độ càng lớn thì phần tử sóng dao động càng mạnh.
Chu kì sóng chính bằng chu kì dao động của phần tử sóng. Kí hiệu là T, đơn vị là giây
Tần số sóng
Cường độ sóng I là năng lượng sóng được truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.
Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì. Bước sóng được kí hiệu là λ
Sóng ngang , sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ
Sóng ngang, sóng dọc
Sóng ngang: Sóng trong đó có các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng được gọi là sóng ngang.
Sóng dọc: Sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
Quá trình truyền năng lượng bởi sóng
Năng lượng dao động mà các phần tử nước này có được là do sóng mang năng lượng của nguồn đến cho chúng.
Các phần tử chỉ dao động tại chỗ, quanh vị trí cân bằng của nó chứ không chuyển động theo sóng. Điều đó chứng tỏ sóng mang năng lượng mà không mang các phần tử đi theo.
Sóng dọc trên lò xo thì năng lượng được truyền đi bằng sự nén dãn liên tiếp của các vòng lò xo.
Sử dụng mô hình sóng để giải thích một số tính chất của âm
Biên độ sóng âm càng lớn thì nghe càng to.
Sóng âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.
Sóng điện từ
Sóng điện từ
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
Sóng điện từ là sóng ngang.
Tốc độ của sóng điện từ trong chân không là 3.108 m/s, bằng với tốc độ ánh sáng.
Ánh sáng là sóng điện từ.
Sóng điện từ bao gồm một dải rộng tần số (hoặc bước sóng) gọi là thang sóng điện từ.
Thang sóng điện từ
Giao thoa sóng
Giao thoa sóng
Thí nghiệm
Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa hai nguồn sóng
Dao động cùng phương, cùng tần số
Có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Hai nguồn như vậy gọi là hai nguồn kết hợp. Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra gọi là hai sóng kết hợp.
Thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng
Sóng dừng
Sóng dừng trong các nhạc cụ
Sóng dừng với nhạc cụ dây
Sóng dừng với nhạc cụ khí
Thí nghiệm và giải thích sự tạo thành sóng dừng
Sóng dừng được tạo thành khi có hai sóng cùng biên độ, cùng bước sóng lan truyền theo hai hướng ngược nhau. Hai sóng này gặp nhau, giao thoa nhau tạo nên sóng tổng hợp là sóng dừng.
Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.
DÒNG ĐIỆN MẠCH ĐIỆN
ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT OHM
Điện trở
Điện trở R là đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của vật dẫn.
Đường đặc trưng vôn – ampe là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa hiệu điện thế đặt vào và dòng điện chạy qua linh kiện đang xét.
Đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở là hàm bậc nhất, có đồ thị là một đường thẳng xuất phát từ gốc toạ độ. Công thức biểu diễn là: I = kU, với k là hằng số không đổi gọi là độ dẫn điện.
Đồ thị có độ dốc càng lớn thì có điện trở R càng nhỏ.
Định luật Ohm
Cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn, tỉ lệ nghịch với điện trở của vật dẫn.
Biểu thức
Nguyên nhân gây ra điện trở và ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở
Nguyên nhân gây ra điện trở trong vật dẫn kim loại
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở
Điện trở của đèn sợi đốt
Điện trở nhiệt
NGUỒN ĐIỆN
Nguồn điện.
Suất điện động của nguồn điện
Điều kiện để duy trì dòng điện
Để duy trì dòng điện thì trong mạch phải luôn có sự dịch chuyển thành dòng của các hạt tải điện, hoặc nói cách khác là duy trì được hiệu điện thế giữa hai cực.
Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế, nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Mỗi nguồn điện một chiều đều có hai cực là cực dương (+) và cực âm (-).
Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
Ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn
Điện trở trong của nguồn điện :
Trong mạch kín, dòng điện chạy qua mạch ngoài và cả mạch trong. Như vậy, nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện. Nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động E và điện trở trong r của nguồn.
Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch điện đó.
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
-Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.
Công thức
Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện trong dây dẫn kim loại với mật độ hạt mang điện tốc độ dịch chuyển có hướng của hạt mang điện I = S.n.v.e
NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN
Năng lượng điện
Năng lượng điện tiêu thị của đoạn mạch bằng công của lực điện thực hiện khi di chuyển các điện tích.
Dòng điện chạy qua mạch gây ra các tác dụng khác nhau và khi đó có sự chuyển hoá năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch thành các dạng năng lượng khác.
Đối với đoạn mạch thuần điện trở, nhiệt lượng đoạn mạch toả ra khi dòng điện chạy qua được tính bằng công thức: Q = RI2t.
Công suất điện
Công suất tiêu thụ năng lượng điện (gọi tắt là công suất điện) của một đoạn mạch là năng lượng điện mà mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian
Công thức
ĐIỆN TRƯỜNG
Khái niệm điện trường
Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.
Cường độ điện trường
Đặc điểm
Phương trùng với phương
của lực điện tác dụng lên điện tích
Chiều cùng với chiều của lực điện khi q > 0
ngược chiều với chiều của lực điện khi q < 0
Độ lớn của vectơ cường độ điện trường bằng độ lớn của lực tác dụng lên điện tích
Đường sức điện xuất phát ở điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm
TỤ ĐIỆN
Tụ điện là một loại linh kiện điện tử gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bởi môi trường cách điện (điện môi). Mỗi vật dẫn được gọi là một bản tụ điện.
Kí hiệu:
Tụ điện có thể tích và phóng điện
Điện dung của tụ điện:
Điện dung
Q được tính bằng đơn vị coulomb (C)
U được tính bằng đơn vị vôn (V)
C được tính bằng đơn vị fara (F)
Điện dung của bộ tụ điện
Ghép nối tiếp
Ghép song song
Năng lượng của tụ điện
Ứng dụng
Tích trữ năng lượng.
Lưu trữ điện tích.
Lọc dòng điện một chiều không cho đi qua mà chỉ cho dòng điện xoay chiều đi qua.
ĐIỆN THẾ
Điện thế tại một điểm trong điện trường:
Mối liên hệ với thế năng điện:
Mối liên hệ với cường độ điện trường:
Lực tương tác giữa hai điện tích
Định luật coulomb
Đối với môi trường chân không thì
Điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau
Có hai loại điện tích khác dấu là điện tích dương và điện tích âm
ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU
Khái niệm
Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường các điểm đều có giá trị bằng nhau về độ lớn, giống nhau về phương và chiều. Các đường sức trong điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
U: hiệu điện thế giữa hai bản phẳng (V)
d: khoảng cách giữa hai bản phẳng (m)
E: cường độ điện trường giữa hai bản phẳng (V/m)
Ứng dụng
Công nghệ ion âm lọc không khí sử dụng điện trường để loại bỏ bụi bẩn và diệt khuẩn.
Ứng dụng trong máy lọc không khí, máy hút ẩm và các thiết bị điều hòa không khí
THẾ NĂNG ĐIỆN
Công của lực điện:
Không phụ thuộc vào dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu M và điểm cuối N của chuyển động.
d là độ dài đại số của đoạn MM'
E là hình chiếu của đoạn MN trên một đường sức điện
Thế năng của một điện tích trong điện trường đều
: thế năng của điện tích q tại điểm M
d: khoảng cách từ M đến bản cực âm
Thế năng của một điện tích trong điện trường bất kì
DAO ĐỘNG
Dao động điều hòa
Đồ thị
phương trình
Li độ
Vận tốc
Gia tốc
Các đại lượng
Li độ (x)
Biên độ (A)
Tần số (f)
Chu kì (T)
Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong DĐĐH
Động năng
Thế năng
Cơ năng
Dao động tắt dần
Là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
Nguyên nhân: Do ma sát, do lực cản môi trường làm cơ năng giảm nên biên độ giảm.
Ma sát, độ nhớt, tần số càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh.
Ứng dụng:
Làm hệ thống giảm xóc trên xe.
Dao động cưỡng bức
Là dao động chịu tác dụng của 1 ngoại lực cưỡng bức.
Có biên độ không đổi và tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
f0 = fcb => xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
Hiện tượng cộng hưởng
Là hiện tượng biên độ cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động.
Khi F cản nhỏ -> cộng hưởng lớn (A).
Khi Fcản lớn-> cộng hưởng nhỏ (B).