Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chủ đề 7. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THỦY SẢN - Coggle Diagram
Chủ đề 7. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THỦY SẢN
Bài 16. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho động vật thủy sản
Thành phần dinh dưỡng
Protein
Nước
Lipid
Carbohydrate
Vitamin
Khoáng chất
Vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản
Thức ăn hỗn hợp
Là loại thức ăn được phối hợp từ nhiều loại thành phần nguyên liệu khác nhau theo một công thức nhất định nhằm tạo ra thành phẩm thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Được sản xuất bằng quy trình công nghệ cao có thành phần dinh dưỡng cân đối
Thức ăn bổ sung
Là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho đối tượng nuôi
Thức ăn tươi sống
Là các loại thức ăn ở dạng tươi hoặc sống như cái tạp các sinh vật phù du
Là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho động vật thủy sản
Nguyên liệu thức ăn
Là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp được thêm vào để chế biến thành thức ăn thủy sản
Có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật hay cũng có thể là các chất bổ sung như vitamin, khoáng chất, chất kết dính, chất tạo màu,...
Bài 17. Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản
Phương pháp chế biến thức ăn
Chế biến thủ công
Thức ăn chế biến thủ công do người nuôi tự tính toán rồi phối trộn các nguyên liệu sẵn có
Chế biến công nghiệp
Thức ăn công nghiệp được chế biến bằng máy móc hiện đại, sử dụng phần mềm cân đối dinh dưỡng từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của động vật thủy sản theo từng độ tuổi và kích cỡ khác nhau
Phương pháp bảo quản thức ăn
Bảo quản thức ăn hỗn hợp
Thức ăn phải được bảo quản trong nhà kho, tránh nước và ánh nắng trực tiếp
Các bao thức ăn phải được xếp chồng lên nhau trên kệ để tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và cách tường ít nhất từ 45 đến 50 cm
Các loại thức ăn khác nhau cần được phân loại riêng biệt và đánh dấu rõ ràng
Bảo quản thức ăn thủy sản ở nhiệt độ môi trường dưới 30°C và tuân thủ theo nguyên tắc "vào trước, xuất trước"
Bảo quản nguyên liệu
Nhà kho và các dụng cụ cần được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng hoặc nước vôi đặc để diệt vi khuẩn, nấm mốc
Bao bì, cót quay, silo chứa đựng nguyên liệu phải được kiểm tra, vệ sinh và khử trùng thường xuyên
Xếp bao đựng nguyên liệu, thức ăn theo lô, hàng cho từng loại riêng ở vị trí thích hợp
Có thẻ kho, ghi nhập đầy đủ thông tin loại nguyên liệu, ngày và nơi xuất nhập, số lượng,...
Nhiệt độ và thời gian bảo quản các nguyên liệu khác nhau tùy theo từng loại nguyên liệu
Bảo quản thức ăn tươi sống
Thức ăn tươi phải bảo quản ở nhiệt độ từ -20° C đến 0°C, nhưng không quá 6 tháng
Thức ăn sống có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 4°C đến 10°C nhưng không quá 24 giờ hoặc giữ trong bể và tạo điều kiện môi trường phù hợp để duy trì sự sống
Bảo quản chất bổ sung
Các chế phẩm là thảo dược ứng dụng công nghệ bọc mới rất bền với nhiệt nên ở nhiệt độ phòng có thể được bảo quản trên 2 năm
Các thức ăn bổ sung có chứa vi sinh vật nên dùng trong khoảng 2 năm từ ngày sản xuất
Các sản phẩm có chứa enzyme nên được sử dụng trong vòng một năm từ ngày sản xuất
Các chất bổ sung nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản
Công nghệ vi sinh và công nghệ enzyme giúp thủy phân các thụ phẩm khó tiêu hóa thành những nguyên liệu thức ăn giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa
Sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae và lên men cám gạo để dùng làm thức ăn nuôi artemia
Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thức ăn thủy sản
Chất phụ gia được bổ sung vào thức ăn thủy sản có tác dụng làm giảm quá trình oxy hóa, ức chế sự phát triển của các nấm mốc, vi khuẩn gây hại
Các chủng nấm đối kháng ức chế nấm mốc phát triển