Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các vấn đề nổi bật về Phát triển chương trình - Coggle Diagram
Các vấn đề nổi bật về Phát triển chương trình
Khái quát chương trình GDPT - Cấp Tiểu học
Chương trình tổng thể
Quan điểm xây dựng chương trình
Các nguyên tắc và định hướng trong việc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục.
Mục tiêu
Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục theo từng cấp học nhằm phát triển toàn diện cho học sinh.
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực
Định rõ các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học.
Hệ thống môn học và thời lượng môn học
Xác định các môn học, phân bổ thời gian giảng dạy cho từng môn học.
Định hướng nội dung giáo dục bắt buộc
lĩnh vực, phân bổ vào các môn học ở các cấp học trên toàn quốc.
Định hướng phương pháp giảng dạy và đánh giá
Điều kiện thực hiện chương trình
Các yếu tố cần thiết để triển khai chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các nguồn lực khác.
Chương trình môn học
Phân loại môn học
Môn học tự chọn (có hướng dẫn): Học sinh chọn môn học từ một danh sách nhất định phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển năng lực.
Môn học tự chọn tuỳ ý: Học sinh tự do lựa chọn môn học theo sở thích và nhu cầu cá nhân.
Môn học bắt buộc: Là môn học cốt lõi, tất cả học sinh phải học.
Chương trình môn học
Là văn bản quy định chi tiết về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và yêu cầu đánh giá đối với từng môn học.
Cung cấp thông tin cơ bản như đặc điểm môn học, quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, và đánh giá kết quả giáo dục.
Khái niệm môn học
Môn học là phần của chương trình học, bao gồm tri thức về một lĩnh vực khoa học nhất định, được thiết kế phù hợp với mục tiêu giáo dục, giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực.
Chương trình GDPT
Cấu trúc của chương trình
Theo các chuyên gia (Tyler, Kelly, Wentling)
Nội dung đào tạo (các môn học và thời lượng).
Mục tiêu đào tạo
Phương pháp triển khai.
Kiểm tra – đánh giá kết quả.
Theo Luật Giáo dục 2019
Phẩm chất và năng lực học sinh cần đạt được.
Nội dung giáo dục bắt buộc.
Mục tiêu giáo dục phổ thông.
Phương pháp, hình thức tổ chức, và đánh giá.
Tính linh hoạt phù hợp với địa phương và cơ sở giáo dục.
Phạm vi chương trình giáo dục
Từ các môn học truyền thống đến các hoạt động, trải nghiệm giáo dục.
Bao gồm cả các hoạt động ẩn như giá trị văn hóa, tổ chức xã hội.
Chương trình học
Đa dạng về chương trình
Từ cách hiểu hẹp (những môn học cụ thể) đến cách hiểu rộng (toàn bộ các hoạt động và trải nghiệm trong và ngoài nhà trường).
Phản ánh quan điểm triết học và giáo dục khác nhau qua các thời kỳ.
Cách tiếp cận hiện đại
Phenix (1962): Chương trình là toàn bộ kiến thức do các môn học cung cấp.
Hilda Taba (1962): Chương trình là một bản kế hoạch học tập với 4 yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá.
Tanner (1975): Nhấn mạnh vào các trải nghiệm học tập được hướng dẫn và có hệ thống.
Ronald C. Doll (1996): Chương trình bao gồm nội dung giáo dục, các hoạt động chính thức và không chính thức, nhằm phát triển kỹ năng, thái độ, và giá trị đạo đức.
Định nghĩa và nguồn gốc
Thuật ngữ curriculum bắt nguồn từ tiếng La-tinh, nghĩa là "trường đua", biểu trưng cho hành trình học tập với các môn học như rào cản cần vượt qua.
Được sử dụng từ thế kỷ 4 TCN trong hệ thống giáo dục Hy Lạp cổ điển dưới ảnh hưởng của Plato và Aristotle.
Quan điểm hiện đại
Chương trình là một kế hoạch tổng thể, có tính hệ thống và được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
Tập trung vào chuẩn đầu ra, tích hợp các giá trị kỹ năng, kiến thức và phẩm chất.
Hoạt động giáo dục
Phân loại
Hoạt động giáo dục bắt buộc: Bao gồm hoạt động giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp.
Hoạt động giáo dục không bắt buộc: Bao gồm các hoạt động thể dục thể thao, STEM, văn hóa, kỹ năng sống, và các hoạt động bổ trợ khác.
Khái niệm
Là các hoạt động có tổ chức, được thiết kế để hỗ trợ quá trình dạy học, giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực.
Các thành tố cơ bản của chương trình giáo dục
Mối quan hệ giữa các thành tố
tương tác với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục.
Các thành tố cơ bản của CTGD
Nội dung chương trình
Các kiến thức, kỹ năng và thông tin mà chương trình giáo dục bao gồm.
Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học
Cách thức tổ chức quá trình dạy học, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, cũng như các công cụ hỗ trợ như tài liệu, công nghệ.
Mục đích, mục tiêu và chuẩn đầu ra
Định rõ các mục tiêu giáo dục và những chuẩn mực cần đạt được sau khi học sinh hoàn thành chương trình.
Các hình thức đánh giá kết quả giáo dục
Cách thức và tiêu chí đánh giá học sinh để đo lường sự tiến bộ và khả năng đạt được mục tiêu giáo dục.