Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
THIÊN NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI, -- - Coggle Diagram
THIÊN NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
Thiên nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội Việt Nam
Thiên nhiên Việt Nam (LSĐL lớp 5)
Vị trí địa lý, phạm vi, hình dạng, diện tích lãnh thổ
Vị trí địa lý
Phần đất liền: gắn với lục địa Á - Âu.
Phần biển: thông ra Thái Bình Dương, gắn với Biển Đông.
Nằm trên bán đảo Đông Dương, trung tâm Đông Nam Á
Phạm vi lãnh thổ
Vùng biển: Diện tích khoảng 1.000.000 km².
Vùng trời: Bao trùm trên lãnh thổ đất liền và vùng biển.
Vùng đất: 329.247 km², có dáng hẹp ngang, chạy dài gần 1.650 km.
Các điểm cực
Nam: Xã Đất Mũi, tỉnh Cà Mau (8°34′B - 104°40′Đ).
Tây: Xã Sin Thầu, tỉnh Điện Biên (22°22′B - 102°10′Đ).
Bắc: Xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang (23°23′B - 105°20′Đ).
Đông: Xã Vạn Thạnh, tỉnh Khánh Hòa (12°40′B - 109°24′Đ).
Đường biên giới và bờ biển
Biên giới với đất liền: Tiếp giám với Trung Quốc, Lào, Campuchia
Đường bờ biển: 3.260 km (hình chữ S)
Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng ẩm dồi dào
Đa dạng các khu hệ sinh vật
Tài nguyên khoáng sản phong phú
Trung tâm bão lớn, gây thiệt hại về thiên tai
Địa hình
Phân bậc địa hình
Cao nhất: Trên 2.000m (đỉnh Phanxipăng: 3.143m, "Nóc nhà Đông Dương")
Thấp dần xuống vùng đồng bằng và bãi triều ven biển.
Đặc điểm địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa
Nhiệt độ, độ ẩm cao → phong hóa mạnh.
Hiện tượng đất trượt, sụt lở phổ biến.
Kiểu địa hình chính
Núi già được Tân kiến tạo nâng lên, trẻ hóa.
Sườn dốc lớn, địa hình bị chia cắt sâu.
Địa hình đòi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
Đồng bằng
Độ cao < 15m, bằng phẳng, nhiều phù sa.
Ví dụ: Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung
Tập trung ở phía Đông, hạ lưu sông lớn
Hướng địa hình
Tây Bắc - Đông Nam (khu vực còn lại).
Vòng cung (Đông Bắc).
Khoáng sản
Đặc điểm
Phân bố rộng, quy mô trung bình và nhỏ.
Ý nghĩa kinh tế: Tập trung khai thác dầu khí, than, apatit.
Phong phú, đa dạng về chủng loại.
Phân loại
Nội sinh
Ngoại sinh
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Tính chất nhiệt đới
Lượng bức xạ cao
Nhiệt độ trung bình từ 20 - 22 độ C trở lên
Gió Tín Phong thổi quanh năm
Tính chất gió mùa ẩm
Sự biến đổi theo mùa
Sự luân phiên hoạt động của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam
Lượng mưa lớn
Khí hậu phân hóa đa dạng
Sự phân hóa theo chế độ nhiệt
Sự phân hóa của tương quan nhiệt ẩm
Khí hậu Việt Nam diễn biến thất thường
Tính thất thường của các mùa khí hậu
Tính thất thường của chế độ mưa
Tính thất thường của chế độ nhiệt
Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất
Hiện tượng hoang mạc hóa đất đai và xâm nhập mặn
Làm ô nhiễm nguồn nước
Các ngành như: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và du lịch chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực
Có hại tới sức khỏe con người
Ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp thiết
Thủy văn
Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Lượng phù sa lớn
Chế độ dòng chảy biến đổi theo mùa
Biến động thất thường do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Hồ và nước ngầm
Hồ nhân tạo
Ví dụ: Hồ Hòa Bình, Thác Bà, Núi Cốc, Kẻ Gỗ, Trị An, Dầu Tiếng.
Chức năng: Điều hòa dòng chảy, thủy lợi, phát điện, giao thông thủy, du lịch.
Nước ngầm
Phân bố phong phú
Nguồn nước quý: Nước khoáng, nước nóng
Hồ đầm tự nhiên
Ví dụ: Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Hồ Tây (Hà Nội), Hồ Lắk (Đắk Lắk).
Nguồn gốc: Khúc uốn sông cũ, sụt lún núi đá vôi, miệng núi lửa.
Vùng biển
Chế độ thủy triều
Nhật triều
Bán nhật triều
Sóng
Sóng gió
Sóng lừng
Đặc điểm chung
Thềm lục địa rộng
Nhiệt độ trung bình: >23°C, thay đổi theo mùa, khu vực, độ sâu.
Biển Đông là một trong những biển lớn trên thế giới
Độ mặn trung bình: 32-33‰, giảm ở ven bờ và mùa mưa
Dòng biển
Do gió mùa và địa hình bờ biển chi phối
Nhiệt độ cao, thấp theo mùa
Điều hòa khí hậu, ảnh hưởng tới sự di cư và phân tán của nhiều loài sinh vật biển.
Đất đai và sinh vật
Đất đai
Đặc điểm
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa => thuận tiện cho quá trình hình thành đất feralit
Đa dạng, gồm nhiều quá trình hình thành đất và các loại đất khác
Dễ bị thoái hóa và hoang hóa
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của thiên nhiên và con người
Các loại đất chính
Nhóm đất mặn
Nhóm đất phèn (chua mặn)
Nhóm đất cát biển
Nhóm đất glay
Nhóm đất than bùn
Nhóm đất phù sa
Nhóm đất xám
Nhóm đất đỏ
Nhóm đất nâu
Nhóm đất đen
Nhóm đất mùn
Đất xói mòn trơ
Sinh vật
Đặc điểm
Phong phú và đa dạng
Tiêu biểu cho sinh vật vùng nhiệt đới gió mùa
Hiện trạng
Rừng và động vật hoang dã bị giảm sút nghiêm trọng
Đã có những nỗ lực khôi phục
Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước cũng bị khai thác cạn kiệt
Các hoạt động kinh tế - xã hội Việt Nam
Các vấn đề về dân cư (LSĐL lớp 5)
Dân số
Việt Nam là một nước đông dân
Tỉ suất sinh: Thấp, giảm chậm
Tỉ suất tử vong: Ở mức tương đối thấp
Mức gia tăng dân số: Dưới mức trung bình thế giới
Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo giới tính
nữ > nam
nguyên nhân: nam giới có mức tử vong > : nữ
tỉ số trẻ em được sinh ra: nam > nữ
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: cơ cấu dân số vàng
Dân cư phân bố không đồng đều
Dân tộc
54 dân tộc
Dân tộc Kinh có lịch sử phát triển lâu đời nhất
Hiện nay, người Kinh chiếm 87% dân số cả nước
Tôn giáo
Có sự đa dạng tôn giáo: tôn giới lớn trên thế giới + tôn giáo nội sinh
Mỗi tôn giáo đều chứa đựng nội dung phong phú
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là 1 loại hình sinh hoạt tôn giáo, văn hóa đặc sắc được thực hành ở đại bộ phận dân cư nước ta.
Nông nghiệp
Trồng trọt
Đặc điểm
Vẫn là ngành chính dù tỉ trọng giảm dần
Chuyển dịch cơ cấu từ nền nông nghiệp độc canh => đa canh
Giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, ăn quả
Phân loại
Cây lương thực: lúa và các loại cây hoa màu (ngô, khoai, sắn)
Cây thực phẩm: các loại rau, đậu
Cây công nghiệp
Cây CN hàng năm: lạc, đậu tương, vừng, mía, thuốc lá, bông...
Cây CN lâu năm: cà phê, chè, dừa, điều, hồ tiêu...
Cây ăn quả
Chăn nuôi
Đặc điểm
Tỉ trọng tăng
Dần trở thành sản xuất hàng hóa quy mô lớn
Phân loại
Chăn nuôi gia súc: trâu bò, lợn, ngựa, dê, hươu
Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt
Lâm nghiệp
Đặc điểm: nước ta có gần 14 triệu ha rừng (2013)
Phân loại
Nguồn gốc: rừng tự nhiên/rừng trồng
Chức năng: rừng đặc dụng/rừng phòng hộ/rừng sản xuất
Thủy sản
Là một ngành được đầu tư lớn
Tôm là loại thủy sản nuôi trồng quan trọng nhất
Công nghiệp
Đặc điểm
Ngày càng chiếm tỉ trọng cao
Là động lực cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng cao - thành tựu của quá trình CNH, HĐH
Phân loại
CN năng lượng
CN khai thác dầu khí
CN điện
CN khai thác than
CN luyện kim
Ngành luyện kim đen
Ngành luyện kim màu
CN chế tạo
CN hóa chất
CN sản xuất vật liệu xây dựng
CN chế biến lương thực, thực phẩm
CN xay, xát gạo, ngô
CN mía đường
CN sản xuất bia, rượu, nước ngọt
CN chế biến chè, thuốc lá, cà phê
CN chế biến sản phẩm chăn nuôi
CN chế biến sữa
CN sản xuất hàng tiêu dùng
Dệt
CN may
CN da - giày
Tiểu thủ CN
Dịch vụ
Đặc điểm
Tỉ trọng ngày một tăng
Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
Phân loại
Giao thông vận tải
Đường sắt
Hàng không
Vận tải đường sông nước
Đường ống
Đường bộ
Thương mại
Sản phẩm xuất khẩu: dầu thô, than đá, thiếc, hàng điện tử, linh kiện điện tử,...
Sản phẩm nhập khẩu: máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu, lương thực, thực phẩm...
Nội thương: có những chuyển biến tích cực sau khi chuyển từ nền KT bao cấp => nền KT thị trường
Bưu chính, viễn thông
Tỉ trọng, ngành viễn thông > bưu chính
Có sự xuất hiện của công nghệ truyền tín hiệu không dây
Tham gia vào các mạng cáp quang biển, nghiên cứu và phóng vệ tinh nhân tạo
Việt Nam là một trong những quốc gia các số người dùng Internet và dễ dàng truy cập cao bậc nhất thế giới
Du lịch
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch nhân văn
Thiên nhiên và các hoạt động sản xuất của con người ở các vùng miền Việt Nam (LSĐL lớp 4)
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du và miền núi
Trung du và miền núi phía Bắc
Thiên nhiên
Vị trí địa lí: gồm 3 hợp phần (Đông Bắc, Tây Bắc và Trường Sơn Bắc)
Địa hình
Chủ yếu là núi cao, đồi núi xen kẽ đồng bằng nhỏ.
Các dãy núi lớn: Hoàng Liên Sơn, Đông Bắc (các cánh cung).
Đỉnh Phanxipăng: cao nhất Việt Nam
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa ẩm
Có mùa đông lạnh (Tây Bắc lạnh hơn Đông Bắc)
Sông ngòi
Là lưu vực đầu nguồn của nhiều sông lớn
Có tiềm năng thủy điện
Đất: feralit đỏ (phù hợp trồng cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu,..)
Rừng
Rừng tự nhiên bị suy giảm.
Tài nguyên rừng: gỗ quý, dược liệu, phòng hộ.
Tài nguyên khoáng sản: đa dạng, phong phú
Hoạt động sản xuất của con người
Dân cư
Phân bố không đồng đều, mật độ dân cư thưa thớt
Đậm đà bản sắc dân tộc do có nhiều dân tộc cùng chung sống
Chủ yếu sống ở nông thôn, có xu hướng chuyển dịch về thành thị ngày càng tăng
Văn hóa dân tộc
Nhà sàn, lễ hội, phong tục truyền thống
Gắn bó với rừng
Thế mạnh kinh tế
Công nghiệp
Khai khoáng: crom, mangan, thiếc.
Sản xuất xi măng
Du lịch
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: di sản thế giới
Cửa khẩu quốc tế Lao Bào
Hang Sơn Đoong
Nông nghiệp
Cây trồng: lúa, ngô, chè, quế
Chăn nuôi: trâu bò
Lâm nghiệp: cung cấp gỗ và lâm sản có giá trị
Giao thông
Đường Hồ Chí Minh
Liên kết khu vực miền núi với đồng bằng và các tỉnh khác.
được cải thiện
Tây Nguyên
Thiên nhiên
Khí hậu
Nằm trên cao nguyên → Nhiệt độ trung bình: 23°C - 25°C.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt.
Lượng mưa lớn: 1.500 - 2.000mm/năm.
Thủy văn
Các sông chính: Sê San, Sêrêpôk, sông Ba.
Nguồn nước dồi dào nhưng dễ lũ vào tháng 7.
Địa hình: Cao nguyên xếp tầng
Đất đai
Chủ yếu: Đất feralit đỏ vàng
Đất badan → Phù hợp trồng cây công nghiệp.
Vị trí địa lí.
Giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Lào và Campuchia.
vùng duy nhất không giáp biển
Bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Tài nguyên
Tài nguyên rừng giàu có, động thực vật phong phú
Một số khoáng sản (boxit) có trữ lượng lớn
Hoạt động sản xuất của con người
Tôn giáo
Công giáo
Phật giáo
Tin lành
Kinh tế
Lâm nghiệp
Tỷ lệ che phủ rừng: 51% diện tích.
Các tỉnh trọng điểm: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Du lịch:
Thác nước
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Đà Lạt, Buôn Đôn
Cơ cấu kinh tế
Chủ lực: Cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều).
Xuất khẩu: Cà phê đứng đầu cả nước.
Phát triển nông – lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Dân cư
Di dân diễn ra mạnh mẽ sau khi giải phóng miền Nam
Chủ yếu là dân tộc thiểu số, gần đây có sự chuyển cư từ đồng bằng lên Tây Nguyên
Mật độ dân cư thưa thớt
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng
Đồng bằng duyên hải miền Trung
Thiên nhiên
Vị trí địa lí: Gồm 2 phần: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Địa hình
Bắc Trung Bộ: Đồng bằng nhỏ hẹp, chia cắt bởi núi.
Nam Trung Bộ: Đất cát, phù sa ven biển, nhiều đầm phá, bán đảo.
Khí hậu
Bắc Trung Bộ: Khắc nghiệt, mùa đông lạnh.
Nam Trung Bộ: Khô nóng, lượng mưa thấp (dưới 2.500 mm/năm).
Biển: Đường bờ biển dài 1.400 km, tiềm năng thủy sản và du lịch.
Sông ngòi: sông ngắn, dốc, lượng phù sa ít => có nguy cơ lũ quét vào mùa mưa, kiệt nước vào mùa khô
Khoáng sản: titan, cát thủy tinh, nhôm, đất sét,...
Đất:
Bắc Trung Bộ: đất phù sa chua; đất cát hoặc đất cát pha ven biển
Nam Trung Bộ: đất feralit đỏ vàng, feralit trên đất badan
Sinh vật
Rừng: có nhiều loại gỗ quý, một số khu vực rừng đặc dụng
Gồm 4 ngư trường với trữ lượng hải sản lớn
Hoạt động sản xuất của con người
Bắc Trung Bộ
Dân cư
Phân bố không đều, tập trung ở vùng đồng bằng ven biển và đô thị.
Mật độ dân số trung bình, thấp hơn mức trung bình cả nước.
Chủ yếu là dân tộc Việt (Kinh), chiếm số đông.
Kinh tế
Công nghiệp
Một số ngành như chế biến hải sản, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng.
Chủ yếu là khai thác khoáng sản (crôm, mangan, thiếc).
Du lịch: Có nhiều danh lam thắng cảnh: Cố đô Huế, động Phong Nha, Lăng Cô, Thiên Cầm.
Nông nghiệp
Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở nước mặn và nước lợ.
Cây trồng chính: lúa, cây ăn quả (nhãn, xoài, thanh long).
Giao thông: Hạ tầng giao thông thuận lợi: Quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, cảng biển, sân bay.
Nam Trung Bộ
Dân cư
Dân số đô thị chiếm 80%, cao hơn mức trung bình cả nước.
Phân bố dọc vùng ven biển, mật độ dân số cao.
Tập trung đông ở các thành phố lớn: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.
Kinh tế
Công nghiệp
Phát triển mạnh ở các đô thị lớn (Đà Nẵng, Nha Trang).
Ngành công nghiệp trọng điểm: sản xuất năng lượng tái tạo, khai thác dầu khí, chế biến thủy hải sản.
Du lịch: Các địa danh nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Nha Trang, Quy Nhơn, cụm di sản văn hóa Chăm-pa.
Nông nghiệp
Chú trọng cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê.
Chăn nuôi gia súc lớn (bò, dê, cừu).
Giao thông: Hệ thống giao thông hiện đại: cảng biển, sân bay, đường cao tốc.
Đồng bằng Nam Bộ
Thiên nhiên
Vị trí địa lí: Bao gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Địa hình
Thấp, bằng phẳng, thoải dần từ bắc xuống nam
Chia làm 2 khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long: Phù sa bồi đắp, nước ngọt dồi dào.
Đông Nam Bộ: Đất đỏ bazan, phù hợp trồng cây công nghiệp.
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm.
Lượng mưa: 1.600 - 2.000 mm/năm.
Ít bão
Đất đai: Đất phù sa, đất đỏ bazan.
Sông ngòi
Khu vực các con sông lớn (Mê Koong, Đồng Nai - Vàm Cỏ)
Ở khu vực hạ lưu chịu tác động của thủy triều
Rừng: Rừng ngập mặn, rừng tràm.
Sinh thái phong phú, đa dạng.
Tài nguyên: thế mạnh là các mỏ dầu, khí trên thềm lục địa
Hoạt động sản xuất của con người
Dân cư
Mật độ dân số cao
Chủ yếu là người Kinh, ngoài ra có dân tộc Hoa, Khmer, Chăm...
Dân số đông đúc
Kinh tế
Công nghiệp - dịch vụ
Tập trung ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Nhiều ngành công nghiệp: CN dầu khí, CN chế tạo - điện tử - tin học, CN sản xuất hàng tiêu dùng (dệt may và các sản phẩm = da)
Chiếm tỷ trọng lớn trong GDP cả nước.
Giao thông - du lịch
Du lịch phát triển: TP.HCM, Phú Quốc, Cần Thơ...
(nhờ có sự đa dạng văn hóa + các khu vui chơi giải trí)
Hệ thống giao thông hiện đại, kết nối quốc tế (sân bay Tân Sơn Nhất, cảng biển...).
Hệ thống bưu chính viễn thông hiện đại
Nông nghiệp
Vựa lúa lớn nhất cả nước, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.
Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (3-4 triệu tấn/năm).
Chăn nuôi: có ngư trường lớn, thuận tiện đánh bắt thủy hải sản
Đồng bằng Bắc Bộ
Thiên nhiên
Vị trí địa lí
nằm ở phía Bắc của nước ta
Tiếp giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và vịnh Bắc Bộ
Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng, có một số núi thấp (Tam Đảo, Ba Vì, Hòa Bình).
Khí hậu: Cận nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 23°C, lượng mưa trung bình 1600 - 1800 mm.
Đất đai: Đất phù sa màu mỡ, đất feralit, đất ngập mặn ven biển.
Thủy văn: vùng hạ lưu của 2 sông lớn (sông Hồng và Thái Bình)
Rừng: diện tích không còn nhiều nhưng có giá trị lớn
Hoạt động sản xuất của con người
Dân cư
Mật độ dân cư đông đúc
Đa phần là người Kinh, một số dân tộc ít người sống rải rác
Mật độ đô thị dày nhất cả nước
Kinh tế
Công nghiệp
Phát triển các ngành chế biến, sản xuất xi măng, gốm, gạch, thép.
Trung tâm công nghiệp lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
Dịch vụ
Giao thông phát triển (cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài, Cát Bi)
Có tiềm năng du lịch văn hóa
Nông nghiệp
Cây trồng chính: Lúa (năng suất cao, 10-12 tấn/ha), ngô, rau màu.
Chăn nuôi: Chiếm 30,8% sản xuất nông nghiệp cả nước.
Thiên nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội ở các châu lục (Lớp 5 - môn Lịch sử Địa lí)
Châu Á
Vị trí địa lý, giới hạn và hình dạng lãnh thổ
Lục địa Á-Âu
Lục địa lớn nhất thế giới, chiếm 37% diện tích đất nổi.
Phân chia thành 2 châu lục: châu Á và châu Âu.
Ranh giới châu Á - châu Âu
Chân núi phía đông Ural, sông Emba, bờ biển Caspian, thung lũng Krum-Manych.
Các điểm cực của châu Á
Bắc: Mũi Seliuskin (77°44'B).
Nam: Mũi Piai (1°16'B).
Tây: Mũi Baba (26°10′Đ).
Đặc điểm hình dạng
Khối lãnh thổ lớn nhất.
Bờ biển chia cắt mạnh, nhiều vịnh biển và bán đảo lớn.
Tây: Giáp châu Âu
Tây Nam: Nối với châu Phi nhưng đã bị cắt bởi kênh đào Suez
3 mặt còn lại: Tiếp giáp Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Địa hình và khoáng sản
Địa hình
3/4 diện tích: Núi và cao nguyên (Himalaya, Trường Sơn).
Xen kẽ: Thung lũng, bồn địa kín.
1/4 diện tích: Đồng bằng (Trường Giang, Lưỡng Hà).
Hướng núi chính
Đông-Tây (Himalaya, Tiểu Á).
Bắc-Nam (Trường Sơn, Gát Đông, Gát Tây).
Khoáng sản
phong phú, có trữ lượng lớn, đáng kể nhất là dầu mỏ, than đá, sắt, kim loại màu.
Khí hậu
Đặc điểm chung: Phân hóa đa dạng từ xích đạo đến cực.
Các đới khí hậu
Cực:
Lạnh khắc nghiệt, đông -30°C đến -50°C, hè 8-10°C.
Ôn đới:
Lục địa: Đông khô, lạnh; hè khô, nóng.
Gió mùa: Đông lạnh, khô; hè ẩm, mưa nhiều.
Hải dương: Đông lạnh, hè mát, ẩm.
Nhiệt đới:
Cận nhiệt Địa Trung Hải: Hè khô nóng, đông mưa nhiều.
Cận nhiệt lục địa: Đông khô lạnh, hè khô nóng.
Cận nhiệt núi cao: Đông băng tuyết, hè mát.
Cận nhiệt gió mùa: Đông khô lạnh, hè nóng ẩm.
Cận xích đạo, xích đạo:
Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.
Sông ngòi và hồ
Sông lớn bậc nhất thế giới:
Obi, Yenisey, Lena, Hoàng Hà, Mekong.
Lưu vực chính:
Bắc Băng Dương: Obi, Yenisey, Lena.
Thái Bình Dương: Hoàng Hà, Trường Giang, Mekong
Ấn Độ Dương: Sông Ấn, Hằng, Brahmaputra.
Nội lưu: Syr Darya, Amu Darya.
Hồ: Nhiều hồ lớn và sâu, thuộc top thế giới. (Caspian,, Aral, Balkhash,...)
Dân cư
Dân số: >4,3 tỉ (60% dân số thế giới).
Phân bố: Đông Nam Á, Đông Á đông dân; Trung Á thưa dân.
Chủng tộc: Mongoloid, Europoid, Australoid.
Lịch sử và tôn giáo: Nền văn minh cổ, tôn giáo lớn có nguồn gốc từ châu Á.
Hoạt động kinh tế
Đặc điểm: Từ chiến tranh, phát triển nhanh chóng (Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á).
Ngành chính:
Nông nghiệp: Lúa nước, cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè). (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Bangladesh, Pakistan,...)
Công nghiệp: Khai khoáng (than, dầu, kim loại), chế biến, điện tử, công nghệ thông tin. (Arab Saudi, Kuwait, Iran, UAE, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore,...)
Dịch vụ: Phát triển du lịch, thương mại, tài chính. (Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,, Hàn Quốc,...)
Châu Âu
Vị trí địa lý, giới hạn và hình dạng lãnh thổ
Diện tích:
~10,5 triệu km², là bộ phận của lục địa Á-Âu.
Vị trí địa lý
Tiếp giáp: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, biển Địa Trung Hải, biển Đen.
Phía đông giáp châu Á.
Các điểm cực:
Bắc: Mũi Nordkinn (71°08'B).
Nam: Mũi Tarifa (36°1'B).
Tây: Mũi Roca (9°32'T).
Đông: Chân núi phía đông vùng Bắc Ural (67°20'Đ).
Hình dạng lãnh thổ
Giống một bán đảo lớn
Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, nhiều biển, vịnh biển, đảo và quần đảo.
Địa hình và khoáng sản
Địa hình:
Đồng bằng và đất thấp: Phía đông lục địa (Nga, Đức – Ba Lan).
Núi cao: Nam Âu, Bắc Âu (Alps, Pyrenees, Carpat, Scandinavia).
Đỉnh cao nhất: Mont Blanc (4.807m).
Hướng núi: Tây-Đông và Bắc-Nam.
Khoáng sản
Sắt: Na Uy, Thuỵ Điển, Ukraina, Nga.
Than đá: Anh, Đức, Ba Lan, Bỉ, Pháp.
Dầu khí: Biển Bắc, đồng bằng Đông Âu, sông Volga.
Sông ngòi và hồ
Sông chính
Sông Volga (dài nhất, 3.690km): Nối 5 biển lớn qua kênh đào Volga-Don.
Sông Danube (2.850km): Lưu vực rộng 817.000km².
Sông khác: Thames, Elbe, Dvina.
Hồ
Lớn nhất: Hồ Caspian (371.000km²).
Hồ băng hà: Ladoga, Onega.
Dân cư
Dân số: ~740 triệu (2013).
Mật độ trung bình: 33 người/km².
Tập trung cao: Malta, Hà Lan, Bỉ, Đức, Anh.
Thưa dân: Na Uy, Iceland.
Tôn giáo
Kitô giáo (Thiên Chúa giáo, Chính thống giáo, Tin Lành)
một số ít theo Hồi giáo
Đô thị hóa
Sớm và cao, nhiều đô thị lớn.
Hoạt động kinh tế
Trung tâm kinh tế
EU (Liên minh châu Âu, 28 nước)
Một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngành kinh tế
Công nghiệp
Sản phẩm công nghệ cao, khai khoáng, sản xuất hàng hóa.
Nông nghiệp
Thâm canh cao, tự cung tự cấp.
Dịch vụ
Giao thông, tài chính, du lịch phát triển.
Giao thông
Hải cảng: Rotterdam, Hamburg.
Đường sắt siêu tốc, đường bộ liên kết.
Kênh đào: Sử dụng sông ngòi vận chuyển hàng hóa.
Sân bay hiện đại, hoạt động suốt ngày đêm.
Văn hóa và du lịch
Trung tâm thời trang, tài chính: London, Paris, Roma.
Đại học danh tiếng: Cambridge, Oxford, Sorbonne.
Công trình kiến trúc, văn hóa đa dạng.
Khí hậu
Khí hậu cực và cận cực:
Phân bố
Phía bắc lục địa, gồm Iceland, bán đảo Scandinavia, đồng bằng Nga
Đặc điểm
Nhiệt độ đông từ -20°C đến -5°C, mùa hạ mát mẻ, trung bình tháng 7 không vượt quá 10°C.
Lượng mưa trung bình năm: 300–700mm.
Khí hậu ôn đới:
Phân bố
Chủ yếu ở Trung và Đông Âu đến dãy Ural.
Đặc điểm
Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: Đông ẩm, mưa nhiều; hạ mát, không có băng tuyết.
Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: Đông lạnh, khô; hạ nóng.
Kiểu khí hậu ôn đới chuyển tiếp: Trung gian giữa hải dương và lục địa.
Khí hậu cận nhiệt:
Phân bố
Nam Âu, bao gồm các bán đảo Iberian, Apennini, Balkan và các đảo.
Đặc điểm
Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: Đông ấm, mưa nhiều; hạ khô nóng
Lượng mưa trung bình năm: 400–700mm.
Châu Phi
Vị trí địa lí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ
Châu Phi nằm ở cả hai bán cầu, chiếm diện tích lớn thứ hai thế giới (30,3 triệu km², bao gồm cả đảo).
Đường xích đạo chia đôi lục địa, với 75% lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.
Lục địa được bao quanh bởi
Phía bắc: Biển Đỏ, Địa Trung Hải.
Phía đông và tây: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
Hình dạng khối "đồ sộ" làm nhiều vùng sâu trong nội địa cách xa bờ biển từ 1.000–2.000km.
Địa hình và khoáng sản
Địa hình chủ yếu là bán bình nguyên với độ cao trung bình 750m.
Xen kẽ đồng bằng, bồn địa (Nigie, Chad, Congo...) với sơn nguyên.
Núi cao tiêu biểu: Kilimanjaro (5.895m); núi lửa phổ biến ở Đông Phi và Nam Phi.
Tài nguyên khoáng sản đa dạng: sắt, đồng, vàng, uranium, kim cương, dầu mỏ...
Khí hậu
Châu Phi là châu lục nóng nhất, phần lớn lãnh thổ có khí hậu lục địa khắc nghiệt.
Có các dòng biển ảnh hưởng khí hậu: dòng nóng Modambic, dòng lạnh Canari và Banguela.
Các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới. Hoang mạc nhiệt đới Sahara chiếm diện tích lớn nhất thế giới.
Sông ngòi và hồ
Mạng lưới sông ngòi kém phát triển, phân bố không đồng đều do lượng mưa thấp.
Sông lớn: sông Nin (dài nhất thế giới), Congo, Nigie...
Hồ: Victoria (lớn nhất châu Phi, thứ 3 thế giới); các hồ kiến tạo tập trung ở Đông Phi.
Dân cư
Dân số (2013): 1,1 tỉ người, phân bố không đều (tập trung ven biển, thung lũng sông).
Chủng tộc chính: Negroid (da đen).
Vấn đề: Tỉ lệ tăng dân số cao (2,5%), đói nghèo, bệnh tật phổ biến.
Hoạt động kinh tế
Nông nghiệp:
Ngành chính, nhưng lạc hậu và năng suất thấp. Sản phẩm xuất khẩu gồm cacao, dầu cọ, cà phê...
Công nghiệp:
Tập trung khai thác tài nguyên (kim cương, dầu mỏ, than đá...); sản lượng thấp, chỉ chiếm 2% giá trị công nghiệp toàn cầu
Dịch vụ:
Hạ tầng kém phát triển, du lịch chưa được chú trọng. Một số nước phát triển hơn: Nam Phi, Libya, Ai Cập...
Châu Mĩ
Khí hậu
Các đới khí hậu Bắc Mĩ
Cực
Vị trí
Phía bắc lục địa.
Đặc điểm
Nhiệt độ đông: -35°C đến -40°C, hạ ~0°C.
Nhiều mây, sương mù, bão tuyết.
Cận cực:
Vị trí:
Phần lớn Alaska, vịnh Hudson, bán đảo Labrador, rìa nam đảo Greenland.
Kiểu khí hậu
Cận cực hải dương: Gần Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đông lạnh, ẩm; hạ mát.
Cận cực lục địa: Đông lạnh, ít mưa; hạ mát.
Ôn đới
Ôn đới hải dương (phía đông và tây): Đông lạnh, ẩm; hạ mát.
Ôn đới lục địa: Đông khô lạnh, hạ nóng.
Ôn đới chuyển tiếp: Nhiệt độ và mưa trung gian.
Cận nhiệt đới:
Vị trí
Duyên hải phía tây, đông nam Hoa Kỳ.
Kiểu khí hậu
Cận nhiệt Địa Trung Hải: Đông mưa nhiều, hạ khô nóng.
Cận nhiệt lục địa: Đông lạnh, ít mưa; hạ nóng.
Cận nhiệt ẩm: Đông mát, hạ ~24-25°C.
Cận nhiệt gió mùa: Gió mùa quanh năm, lượng mưa cao.
Nhiệt đới:
Vị trí
Mehico, Trung Mỹ, vùng Caribbean
Đặc điểm
Nóng quanh năm, lượng mưa thay đổi
Cận xích đạo:
Vị trí
Nam Bắc Mỹ
Đặc điểm
Nóng, ẩm quanh năm.
Các đới khí hậu Nam Mĩ
Ôn đới:
Ôn đới hải dương: Phía tây, ẩm ướt.
Ôn đới khô: Phía đông, mưa ít.
Cận nhiệt
Vị trí
Dải hẹp
3 kiểu khí hậu
Cận nhiệt ẩm: Đông, mưa đều quanh năm.
Cận nhiệt lục địa: Tây, mưa ít, nhiệt độ dao động lớn.
Cận nhiệt Địa Trung Hải: Duyên hải phía tây, đông ẩm, hạ khô nóng.
Nhiệt đới:
Nhiệt đới ẩm: Duyên hải đông nam, quanh năm mưa.
Nhiệt đới lục địa: Đồng bằng Gran Chaco, mưa theo mùa.
Nhiệt đới khô: Ven bờ Thái Bình Dương, khí hậu khô do dòng biển lạnh Peru.
Cận xích đạo
Vị trí
Sơn nguyên Brazil, hạ lưu Amazon.
Đặc điểm
Mưa trung bình 1.000 - 2.000mm/năm, nhiệt độ 20-30°C.
Xích đạo
Vị trí
Đồng bằng Amazon, duyên hải Ecuador và Colombia.
Đặc điểm
Nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều, nhiệt độ 25-27°C.
Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ
Vị trí
Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối với nhau bởi eo đất Trung Mỹ.
Cực điểm
Bắc: Mũi Murchison (Canada).
Nam: Mũi Forward (Chile).
Tây: Mũi Prince of Wales (Alaska, Mỹ).
Đông: Mũi Branco (Brazil).
Diện tích
Lục địa: 38.060.000 km².
Tính cả đảo: 42.130.000 km².
Bao quanh:
Bắc Băng Dương (Bắc), Đại Tây Dương (Đông), Thái Bình Dương (Tây).
Địa hình và khoáng sản
Địa hình chính:
Phía Tây: Hệ thống núi cao (Cordillera ở Bắc Mỹ, Andes ở Nam Mỹ).
Phía Đông: Các cao nguyên, đồng bằng rộng lớn (sơn nguyên Brazil, đồng bằng Amazon, v.v.).
Cấu trúc giống máng khổng lồ, cao hai rìa, trũng ở giữa.
Khoáng sản:
Bắc Mĩ
Than đá (Hoa Kỳ, Canada), dầu mỏ (Texas, Alaska), sắt (Hồ Lớn, Canada), vàng (Canada).
Nam Mĩ
Sắt (Brazil), đồng (Chile), dầu khí (Venezuela, Amazon).
Sông ngòi và hồ
Sông ngòi
Bắc Mỹ:
Sông Mississippi (3.650 km), sông Mackenzie (4.600 km).
Nam Mỹ:
Sông Amazon (6.430 km, dài nhất thế giới), sông Parana
Hồ
Bắc Mỹ
Nhiều hồ lớn nhất thế giới như Ngũ Hồ (Thượng, Huron, Ontario, Erie, Michigan).
Nam Mỹ
Ít hồ, tiêu biểu là hồ Maracaibo (Venezuela) và hồ Titicaca (trên Andes).
Dân cư
Dân cư
972 triệu người (2014), tập trung đông ở Mỹ, Brazil, Mexico, Canada, Argentina.
Người bản địa
Người da đỏ (Indians) và người Eskimo.
Đặc điểm
Châu Mỹ được xem là châu lục của dân nhập cư từ thế kỷ XV, sau khi Christopher Columbus khám phá.
Hoạt động kinh tế
Đặc điểm nổi bật
GDP toàn châu Mỹ thường gấp 2 lần châu Âu, 3 lần châu Á.
Nền kinh tế tập trung sản xuất hàng hóa quy mô lớn (nông nghiệp, công nghiệp).
Vấn đề: Chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, rừng giảm diện tích.
Phân nhóm kinh tế
Công nghiệp phát triển: Mỹ, Canada.
Công nghiệp mới: Mexico, Brazil, Argentina.
Trung bình: Cuba, Colombia.
Liên kết kinh tế
NAFTA: Mỹ, Canada, Mexico.
MERCOSOUR: Nam Mỹ.
FTAA: Kế hoạch tự do thương mại toàn châu Mỹ.
Châu Đại Dương
Vị trí địa lí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ
Châu Đại Dương bao gồm lục địa Australia, nhóm các đảo lớn như Melanesia, Micronesia, Polynesia, và quần đảo New Zealand.
Australia, lục địa chính, chiếm diện tích lớn nhất (7,7 triệu km²), nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.
Các đảo nhỏ phân bố rải rác ở trung tâm và tây Thái Bình Dương, nhiều đảo có nguồn gốc núi lửa hoặc san hô.
Địa hình và khoáng sản
Lục địa Australia: Địa hình chủ yếu là đồng bằng và sơn nguyên thấp, với hệ thống sơn nguyên Australia chiếm phần lớn diện tích. Các ngọn núi cao tập trung ở miền núi phía đông.
New Guinea có địa hình núi cao, đỉnh Wilhelm đạt 4.509m là ngọn núi cao nhất châu Đại Dương.
Khoáng sản phong phú, đặc biệt ở Australia:
àng, quặng sắt, than đá, và uranium tập trung ở phía tây và đông nam lục địa.
Các đảo có đồng, vàng, và bạc, đáng chú ý là Papua New Guinea và New Caledonia.
Khí hậu
Khí hậu đa dạng, trải dài từ xích đạo đến ôn đới
Xích đạo và cận xích đạo: Melanesia và Micronesia, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
Nhiệt đới: Phía bắc Australia và các đảo có kiểu nhiệt đới ẩm và nhiệt đới lục địa khô.
Cận nhiệt và ôn đới: Nam Australia và New Zealand, thời tiết ổn định, lượng mưa phân bố đều.
Sông ngòi và hồ
Sông ngòi
Australia có hệ thống sông ít phát triển, chủ yếu là các dòng chảy tạm thời.
Hệ thống sông lớn nhất là Murray-Darling.
Các đảo ở châu Đại Dương có sông ngắn và lưu vực nhỏ.
Hồ
Australia có nhiều hồ lớn, hồ Eyre là hồ lớn nhất.
Nguồn nước ngầm rất phong phú, phục vụ đời sống và sản xuất
Dân cư
Dân số ít nhất thế giới (~38 triệu người, 2013), tập trung chủ yếu ở vùng duyên hải phía đông, đông nam, và các đảo lớn.
Dân cư
Người bản địa: Thổ dân Australia và cư dân trên các đảo.
Dân di cư: Người châu Âu (Europoid) và một số người gốc Á (Mongoloid).
Australia có mức đô thị hóa và phát triển hạ tầng cao.
Hoạt động kinh tế
Công nghiệp
Australia và New Zealand dẫn đầu trong khai thác khoáng sản và sản xuất công nghiệp.
Các ngành nổi bật: luyện kim, chế biến thực phẩm, công nghệ cao (viễn thông, phần mềm, năng lượng Mặt Trời).
Nhiều đảo nhỏ tập trung vào khai thác khoáng sản và chế biến đường.
Nông nghiệp
Australia: Nền nông nghiệp hiện đại, chăn nuôi cừu và bò chiếm phần lớn. Các sản phẩm nổi bật: thịt bò, len, sữa.
Các đảo nhỏ sản xuất nông nghiệp để tự cung tự cấp, trừ New Zealand, nơi có ngành nông nghiệp xuất khẩu mạnh.
Dịch vụ
Dịch vụ phát triển mạnh, đặc biệt ở Australia và New Zealand, với du lịch, tài chính, ngân hàng, và y tế.
Các đảo nhỏ chú trọng du lịch biển đảo và bảo tồn văn hóa bản địa.
Châu Nam Cực
Thiên nhiên
Vị trí và diện tích:
Châu Nam Cực là lục địa nằm ở cực Nam của Trái Đất, với diện tích khoảng 13,2 triệu km², hầu hết nằm trong vòng cực Nam.
Khí hậu
Khí hậu Nam Cực giá lạnh khắc nghiệt nhất thế giới, nhiệt độ rất thấp và duy trì ổn định
Mùa đông
Rìa lục địa: -15°C đến -20°C.
Vùng trung tâm: Có thể xuống đến -70°C.
Mùa hè
Nhiệt độ không vượt quá 0°C.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và các vùng biển xung quanh tạo ra gió mạnh và bão tuyết gần như quanh năm, đặc biệt ở ven rìa.
Hệ sinh thái:
Sinh vật rất nghèo nàn do phần lớn diện tích là hoang mạc lạnh, không phù hợp cho sự sống:
Thực vật
Một số loại rêu, địa y, nấm, tảo và một số cây hoa nhỏ ở ven rìa lục địa.
Động vật
Tập trung chủ yếu ở vùng ven biển: Chim cánh cụt, chim biển, các loài động vật biển như chó biển, báo biển
Hoạt động của con người
Không có dân cư thường trú:
Nam Cực là lục địa duy nhất trên thế giới không có người ở thường xuyên, không có chính phủ hoặc tổ chức quản lý với tư cách quốc gia.
Nghiên cứu khoa học:
Các hoạt động khám phá và nghiên cứu Nam Cực bắt đầu từ thế kỷ XVI và vẫn tiếp tục đến ngày nay. Nội dung nghiên cứu tập trung vào:
Khí hậu và địa chất: Vai trò của Nam Cực trong việc hình thành các yếu tố khí hậu và địa chất toàn cầu.
Sinh vật học: Nghiên cứu hệ sinh vật trong các đại dương bao quanh và trên lục địa.
Tài nguyên: Đánh giá tiềm năng khoáng sản và khả năng phát triển du lịch ở Nam Cực.
Hiệp ước Nam Cực (1959):
Được ký kết bởi 39 quốc gia, hiệp ước đặt ra các nguyên tắc:
Cấm hoạt động quân sự trên lục địa.
Bảo vệ môi trường và hạn chế tác động của con người.
Khuyến khích nghiên cứu khoa học, thúc đẩy hợp tác quốc tế.
--