Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỦY SẢN - Coggle Diagram
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỦY SẢN
NHÓM THỦY SẢN VÀ
PHƯƠNG THỨC NUÔI
PHÂN LOẠI THỦY SẢN
Theo nguồn gốc
Nhóm bản địa
những loài có phân bố tự nhiên tại VN
VD: cá chép, cá tra, cá vược, cua biển
Nhóm ngoại nhập
những loài không có phân bố tự nhiên tại VN, và được nhập về VN nuôi
VD: cá tầm, rong nho, tôm thẻ chân trắng
Theo đặc tính sinh học
Theo đặc điểm cấu tạo
Nhóm cá
Cá là đv có xương sống, đa số biến nhiệt và hô hấp bằng mang
VD: cá chép, cá tra, cá chẽm, cá giò
Nhóm giáp xác
Giáp xác là đv không xương sống. Cơ thể được bao bọc bởi lớp xương ngoài còn được gọi là lớp vỏ kitin. Cơ thể và chân phân đốt, hô hấp bằng mang, sinh trưởng qua các lần lột xác
VD: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển
Nhóm đv thân mềm
nhóm đv không xương sống, thường có lớp vỏ đá vôi bao bọc và nâng đỡ cơ thể
VD: hàu, nghêu, vẹm vỏ xanh, bàu ngư
Nhóm bò sát, lưỡng cư
Bò sát là nhóm đv có màng ối
VD: Rùa, ba ba, cá sấu
Lưỡng cư là nhóm đv có xương sống, biến nhiệt. Vòng đời trải qua giai đoạn phát triển ấu trùng ở nước, hô hấp bằng mang, giai đoạn trưởng thành sống trên cạn và hô hấp bằng phổi
VD: ếch
Nhóm rong, tảo
Là các loài TV bậc thấp, cơ thể chưa phân thành thân, rễ, lá thật. Cấu trúc cơ thể có thể là đơn bào, đa bào dạng tập đoàn, dạng sợi
VD: rong nho và các vi tảo
Theo tính ăn
Nhóm ăn TV
Những loài thủy sản có phổ thức ăn là tv
VD: cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá bỗng
Nhóm ăn đv
Những loài thủy sản có phổ thức ăn là đv, có tính săn mồi
VD: cá quả, cá mú
Nhóm ăn tạp
Những loài thủy sản có phổ thức ăn cả đv và tv, mùn bã hữu cơ
VD: cá tra, cá rô phi
Theo các yếu tố môi trường
Theo nhiệt độ
Nhóm thủy sản nước lạnh
Những loài thủy sản ưa nhiệt độ thấp như cá hồi vân, cá tầm
Nhóm thủy sản nước ấm
Những loài thủy sản ưa nhiệt độ ấm áp như cá tra, tôm càng xanh, tôm sú
Theo môi trường nước sinh sống
Nhóm thủy sản nước ngọt
Cá chép, cá mè, cá rô phi, cá trắm cỏ
Nhóm thủy sản nước lợ, mặn
Tôm hùm, nghêu, cá vược
PHƯƠNG THỨC NUÔI TRỒNG
Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh
Là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng đó phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản
Ưu điểm: phù hợp với người dân về mức đầu tư và kĩ thuật nuôi. Lợi nhuận trên một đơn vị dt cao, dễ dàng vận hành và quản lí
Nhược điểm: năng suất chưa đạt tối ưu trên 1 đv dt
Nuôi trồng thủy sản thâm canh
Là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng đó phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thủy sản
Ưu điểm: năng suất cao, kiểm soát được các khâu trong quá trình nuôi
Nhược điểm: cần vốn đầu tư lớn, đồng thời người nuôi phải nắm vững kĩ thuật nuôi và có nhiều kinh nghiệm thực tế
Nuôi trồng thủy sản quảng canh
Là phương thức nuôi với nguồn thức ăn phụ thuộc hoàn toàn và tự nhiên, có thể thả thêm con giống với mật độ thấp
Ưu điểm: vốn vận hành thấp
Nhược điểm: năng suất và lợi nhuận thấp, khó khăn trong việc quản lí và vận hành sản xuất
VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THỦY SẢN
Vai trò
Cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngành dược, mĩ phẩm.
Phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.
Khẳng định chủ quyền biển đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng thông qua các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên biển.
Triển vọng
Phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia có quy mô sản xuất hàng hoá lớn, có trình độ quản lí khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát triển mạnh để đưa nước ta thành trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm.
Đảm bảo an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh.
Đảm bảo lao động thuỷ sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước.
Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (AI, IoT, BigData) và chuyển đổi số trong sản xuất và quản lí thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Xu hướng phát triển
Phát triển thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
Khai thác thuỷ sản bền vững: giảm áp lực khai thác thuỷ sản, tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
Mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thuỷ sản từ khai thác, ổn định sinh kế của người dân ven biển, đảm bảo an ninh quốc phòng trên các vùng biển
Mở rộng đối tượng nuôi trồng thuỷ sản có giá trị, khuyến khích phát triển nuôi trồng vi tảo, rong biển giúp cung cấp đa dạng nguồn nguyên liệu, đặc biệt cho ngành dược, mĩ phẩm. Phát triển trồng rong biển có vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường cho hệ sinh thái biển.
Phát triển các công nghệ nuôi thuỷ sản thông minh, nuôi thuỷ sản an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu
Phát triển các sản phẩm thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi tốt như VietGAP, GlobalGAP,... là định hướng ưu tiên nhằm mục đích phát triển bền vững.
Tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm giúp giảm thiêut thất thoát, sd hiệu quả nguồn nguyên liệu từ đó giảm giá thành sản xuất
Yêu cầu cơ bản với người lao động
Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó, có trách nhiệm cao trong công việc.
Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về lĩnh vực thuỷ sản và kinh tế.
Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ các công ước quốc tế liên quan đến thuỷ sản.
Yêu thiên nhiên, yêu thích sinh vật, yêu lao động.