Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Quy trình phát triển chương trình giáo dục tiểu học - Coggle Diagram
Quy trình phát triển chương trình giáo dục tiểu học
Thực hiện chương trình: chủ động thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiếp tục triển khai phương pháp "Bàn tay nặn bột" theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT ngày 27/5/2013
Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả dạy học Tiêng Việt 1- Công nghệ giáo dục tại 48 tỉnh, thành phố theo Quyết định số 2222/QĐ-BGDDT ngày 01/7/2016
Triển khai dạy học ngoại ngữ
Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/ giá trị sống.
Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hương phát triển năng lực học sinh.
Tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học.
Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Mô hình trường học mới Việt Nam và thực hiện tích hợp dạy học Tiếng Việt các nội dung giáo dục.
Đánh giá
Một chương trình giáo dục có chất lượng tốt thì đòi hỏi mọi bước trong chu trình phát triển đều tốt, bước này làm tốt là cơ sở để thực hiện tốt bước tiếp theo
Không chỉ chờ đến giai đoạn cuối cùng, mà cần được thực hiên trong mọi bước.
Dựa trên mục tiêu chương trình đào tạo mới, tình hình mới thiết kế lại hoặc hoàn chỉnh hơn chương trình giáo dục.
Người dạy, người xây dựng, người quản lý, phải luôn tự đánh giá chương trình qua mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khóa.
Kết hợp với bước phân tích tình hình điều kiện mới sẽ hoàn thiện hoặc xây dựng lại mục tiêu đào tạo.
Xác định mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra sẽ quyết định chất lượng chương trình. Kiểm tra đánh giá quyết định chất lượng việc thực thi chương trình. Vì vậy làm tốt 2 bước này sẽ quyết định chất lượng cả quá trình phát triển chương trình giáo dục.
Bối cảnh, nhu cầu, định hướng
Bối cảnh thục tế: Tìm hiểu kinh nghiệm và sự thay đổi về CTGD ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Nhu cầu phát triển chương trình phù hợp với thực tế ở VN và các địa phương, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xác định được định hướng, quan điểm xây dựng phát triển chương trình:
Ví dụ: +Chương trình 2006 theo quan điểm tiếp cận mục tiêu.
+Chương trình 2018 theo định hướng phát triển năng lực.
do bối cảnh thực tế thay đổi con người luôn phải sáng tạo, thường xuyên cập nhật tri thức mới nên chúng ta phải xác định được các dinh hướng vì nó chi phối việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông nói chung cũng như chương trình môn học, bài học.
Thiết kế nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá
Nội dung
Sử dụng cụ thể hóa các mục tiêu giáo dục, chỉ ra đối tượng của việc học.
Cần chỉ rõ nội hàm của những khái niệm, thuật ngữ mà học sinh cần biết.
Phương pháp giáo dục
Xác định các định hương về việc sử dụng phương pháp.
Gợi ý hệ thống các phương pháp sử dụng và vận dụng các PPDH tích cực.
Hình thức giáo dục
Xác đinh đồ dùng (SGV, SGK,...)
Phương tiện dạy học cần thiết để phục vụ cho hoạt động dạy học ( video, băng hình,...)
Kiểm tra đánh giá
Xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc của việc đánh giá. VD: mục tiêu đánh giá về năng lực, phẩm chất, nguyên tắ tôn trọng sự khác nhau của HS
Chương trình đánh giá theo phẩm chất và năng lực
Xác định các tiêu chí đánh giá và các phương pháp, công cụ đánh giá. VD: bài kiểm tra, sử dụng thang đo,..
Thiết kế mục tiêu giáo dục, chuẩn đầu ra
Mục tiêu giáo dục
Là kết quả mong muốn học sinh sẽ đạt được sau khi thực hiện CTGD đó hay môn hoc đó.
Cần phải xác đinh mục tiêu, kết quả mong muốn HS đạt được sau khi thực hiện CTGD đó qua từng giai đoạn như học bài học và mục tiêu định hương cho toàn khâu thiết kế về sau.
Mục tiêu giáo dục cần được xây dựng theo quan điểm tiếp cận đã xác định ở trên, khi xác định mục tiêu tức là trả lời câu cho câu hỏi HS đã học được điều gì? Phát triển những năng lực, phẩm chất gì?
VD: nếu là CT 2018 theo hướng tiếp cận năng lực thì mục tiêu GD là những kết quả, năng lực, phẩm chất mà HS cần đạt được qua từng cấp học, lớp học, môn học, bài học.
Chuẩn đầu ra
Là mục tiêu, yêu cầu cơ bản cần thiết mà HS cần đạt được ( về phẩm chất và năng lực).
Về bản chất chuẩn đầu ra cũng là mục tiêu nhưng được cụ thể hóa cho từng môn học, bài học, từng nội dung trong chương trình.
Lưu ý: Khi xác định mục tiêu/ chuẩn đầu ra cho bài học cần tuân thủ theo các yêu cầu, hướng dẫn. Chọn những thuật ngữ và mênh đề thích hợp. Trong đó phải thể hiện bằng động từ để phát biểu mục tiêu hay hình thức chỉ hành vi mà chúng ta có thể quan sát được.