Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Những điểm chính trong lí thuyết về trẻ em - Coggle Diagram
Những điểm chính trong lí thuyết về trẻ em
DEWEY
Quá trình giáo dục đến từ sự kích thích năng lực của trẻ thông qua các tình huống XH mà trong đó trẻ tìm thấy chính mình
Điểm khởi đầu cho mọi quá trình giáo dục được cung cấp từ chính bản năng và năng lực của trẻ
Dewey tin rằng giáo dục là một phần của đời sống và giáo dục nên hướng tới những gì mà con người cần biết ngay trọng hiên tại chứ không phải thứ cần chuẩn bị cho một đời sống xa xôi trong tương lai
Dewey tin rằng các giáo viên không chỉ có trách nhiệm dạy các môn học, mà còn dạy cách sống thế nào trong xã hội. Hơn nữa ông còn cho rằng giáo viên không chỉ dạy trẻ mà còn góp phần hình thành nên xã hội
Dewey cho rằng giáo viên cần phải nhạy cảm với giá trị và nhu cầu của các gia đình; Giá trị và văn hóa của các gia đình cũng như cộng đồng cần được phản ánh và làm sâu sắc thêm các hoạt động diễn ra tại trường
MONTESSORI
Môi trường lấy trẻ em làm trung tâm
Montessori tin rằng trẻ học ngôn ngữ và những kĩ năng sống khác từ chính môi trường trẻ ở mà không cần sự nỗ lực học hỏi có ý thức nào khác.
Để trẻ có trách nhiệm hơn với việc học tập của mình thì cần để giáo cụ và đồ trang bị ở nơi trẻ dễ lấy
Montessori tin rằng việc chăm lo cho môi trường học và giữ nó sạch sẽ, năng nắp cần được xem như là một kĩ năng dạy học
Năng lực và trách nhiệm.
Để trẻ có thể trưởng thành và phát triển được các kỹ năng thì người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội để các em tự mình làm những việc đó
Montessori tin rằng trẻ học tốt nhất là qua làm việc và qua việc làm đi làm lại
Những quan sát của Montessori khiến bạn tin rằng trẻ em có khả năng tập trung cao độ khi xung quanh có nhiều vật dụng thú vị
Montessori tin rằng cách duy nhất để biết sắp xếp thời gian biểu và quản lý hành vi như thế nào là thông qua quan sát
Quan sát
Quan sát cẩn thận là chìa khóa để xác định xem trẻ hứng thú với điều gì và cần học gì
Dành thời gian để quan sát và suy nghĩ cẩn thận sau đó sử dụng những những quan sát này để định hướng cho việc xây dựng môi trường và chương trình dạy học
Erikson
Tin tưởng đối lập với nghi ngờ
Sự tin tưởng
Là niềm tin cho răng những người lớn quan trọng với trẻ sẽ luôn hiện diện để đáp ứng nhu cầu của trẻ
Là niềm tin vào năng lực vao bản thân có thể tạo nên sự thay đổi và đương đầu với các tình huống.
Hỗ trợ gắn bó qua việc chăm sóc
Tầm quan trọng của việc trẻ cần có mối liên hệ quan trọng với một vài người lớn để phát triển cơ sở cho niềm tin.
Gắn bó là điều thiết yếu, dù nó không phải là mãi mãi
Sáng tạo đối lập với mặc cảm tội lỗi
Khuyến khích sự tự lập.
Chú ý thành quả chứ không chú ý vào lỗi sai
Tập trung chương trình giảng dạy vào người thật việc thật
Sự tự chủ đối lập với sự xấu hổ và nghi ngờ
Trẻ cần có khả năng trải nghiệm sự tức giận, náo nhiệt và những yêu cầu đòi hỏi
GV giúp trẻ học cách làm thế nào để lựa chọn và giúp các GV có thể quản lí được những lựa chọn ấy
Việc GV chấp nhận sự thay đổi tâm trạng giúp trẻ phát triển một cách tự tin và tự trọng
PIAGET
Giai đoạn Cảm giác vận động
Phản ứng ban đầu của trẻ với thế giới chỉ mang tính phản xạ ( Không có tư duy ).
Piaget gọi giai đoạn đầu tiên trong phát triển nhận thức này là giai đoạn cảm giác vận động. Trong suốt thời gian này trẻ dựa vào các guacs quan và hoạt động thể chất để học hỏi về thế giới
Đến cuối giai đoạn này,sự ổn định của đối tượng dần dần xuất hiện nghĩa là trẻ dần dần nhận thức được rằng ngay cả khi trẻ không nhìn thấy cái gì đó thì nó vẫn tồn tại
Giữ trẻ an toàn những vẫn gây hứng thú
Giai đoạn tiền thao tác
Trong giai đoạn này trẻ có tính duy kỷ nghĩa là nhìn thế giới từ duy nhất điểm nhìn của mình mà thôi
Piaget tin rằng trong giai đoạn này trẻ hình thành khái niệm từ những kinh nghiệm trực tiếp của mình trong cuộc sống
Trẻ ở giai đoạn tiền thao tác cũng có xu hướng tập trung vào một đặc điểm của một vật hoặc một người trong khoảng thời gian nhất định
Giai đoạn thao tác cụ thể và thao tác hình thức
Khi trẻ bước vào giai đoạn thao tác cụ thể thì trẻ bộc lộ nhiều thay đổi trong cách tư duy
khi trẻ bước vào giai đoạn thao tác hình thức thì được đánh dấú bằng năng lực tư duy logic bằng những thuật ngữ mang tính giả định
VYGOTSKY
Vùng phát triển gần nhất
Xây dựng nội dung chương trình mang tích thách thức để nới rộng năng lực của trẻ
Quan sát kĩ càng và xâu dựng nôi dung chương trình
Việc sử dụng vùng phát triển gần nhất cần sự quan sát trẻ thật cẩn thận và đưa ra nhận định chính xác để hỗ trợ trẻ
Chức năng điều hành
Tương tác xã hội
Phát triển ngôn ngữ và quá trình học tập