Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NGUYÊN TỬ : caothiquynhnhu - Coggle Diagram
NGUYÊN TỬ : caothiquynhnhu
Thành phần nguyên tử
Hạt nhân
Proton(p) : Điện tích + Khối lượng 1amu
Nortron(n): Điện tích 0 Khối lượng 1amu
Lớp vỏ
Electron : Điện tích - Khối lượng ~0,00055 amu
(p),(n),(e) : các hạt cơ bản trong nguyên tử Tổng các hạt trong nguyên tử :p+n+e
Nguyên tử trung hòa về điện nên số p = e
Hạt nhân nguyên tử
Điện tích hạt nhân
: (n) không mang điện =>điện tích hạt nhân chính là điện tích của proton ( +Z=p=e)
Số khối
:(A) = p+n
kí hiệu nguyên tử
ㅤㅤㅤㅤㅤ ㅤㅤ
Nguyên tố hóa học
Tập hợp các nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân (Z,p)
số hiệu nguyên tử được quy ước bằng số đơn vị điện tích hạt nhân
Đồng Vị
: Là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân ( cùng proton) nhưng khác về số neutron ( khác số khối A)
Nguyên tử khối trung bình
Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Lớp electron (Hiện tại được chia thành 7 lớp 1K,2L,3M,4N,5O,6P,7Q
Lớp/e tối đa; 1(K)-2,2(L)-8,3(M)-18,4(N)-32
Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà.
Phân lớp
: Mỗi lớp e được phân chia thành các phân lớp kí hiệu bằng các chữ s,p,d,f .Các e trên cùng 1 phân lớp có năng lượng bằng nhau . Với 4 lớp đầu(1,2,3,4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó
Phân lớp/e tối đa : s-2,p-6,d-10,f-14
Cấu hình electron
Nguyên lí Pauli : Trên một obital có thể có nhiều nhất hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi obital.( AO khu vực không gian xung quanh nguyên tử. Vd s p d f
Nguyên lí vững bền : Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.
Quy tắc Hun : Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
Sự phân bố các electron vào obitan trong nguyên tử tuân theo các quy tắc và nguyên lí :
Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử :
Xác định số electron
Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng
Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp.
Đặc điểm e ngoài cùng của nguyên tử
Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hoá học. Đó là các khí hiếm ( trừ He có 2e ở lớp ngoài cùng
. Các nguyên tử <4 electron lớp ngoài cùng đều là các kim loại (trừ H, He, B). Trong các phản ứng hoá học các kim loại có xu hướng chủ yếu là nhường electron trở thành ion dương.
Các nguyên tử >4 electron lớp ngoài cùng đều là các phi kim. Trong các phản ứng hoá học các phi kim có xu hướng chủ yếu là nhận thêm electron trở thành ion âm.
Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoạc phi kim
Lớp 1(K): Có 1 phân lớp 1s Lớp 2(L): Có 2 phân lớp 2s,2p Lớp 3(M):Có 3 phân lớp 3s, 3p, 3d ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤ Lớp 4(N):Có 4 phân lớp 4s,4p,4d, 4f