Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
SỮA
…
SỮA
Giá trị dinh dưỡng
Ngoài các thành phần dinh dưỡng trên, trong sữa còn có thêm các chất khí, men, nội tố và chất màu.
các bà mẹ cần cho con bú ngay sau khi sinh. Đối với trẻ không có sữa mẹ hoặc thiếu sữa mẹ cần phải cho ăn đầy đủ sữa bò. Các loại sữa đều có nhiều lizin, methionin, Ca, B, nên hỗ trợ tốt cho ngũ cốc.
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu các chất dinh dưỡng: protein, lipit, gluxit, vitamin và muối khoảng và ở tỷ lệ cân đối. Protein trong sữa rất quý vì thành phần axit amin cân đối và có độ đồng hoá cao.
-
Gluxit
Gluxit sữa là lactozơ, một loại đường kép, khi thủy phân cho 2 phân tử đường đơn là galactozơ và glucozơ.
Lactozơ trong sữa bò là 2,7-5,5%, sữa mẹ là 7%
Protein
Trong sữa tươi, casein ở dưới dạng muối canxi (caseinat canxi) dễ hoà tan. Khi gặp axit yếu, casein sẽ kết tủa do sự tách các liên kết của casein và canxi.
Protein sữa bao gồm: Casein, lactoalbumin và lactoglobulin.
Chất khoáng
Ca trong sữa đồng hoá rất tốt vì nó dưới dạng liên kết với casein (cascinat canxi) nên sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng nhất đối với trẻ em
Sữa có nhiều Ca, K, P vì vậy sữa là thức ăn gây kiềm.
Vitamin
Trên thực tế có thể coi sữa là nguồn cung cấp vitamin A, B, B,, còn các vitamin khác không đáng kể
Sữa mẹ là loại thức ăn dễ tiêu hoá nhất đối với trẻ em. Sữa các động vật khác có hàm lượng protein nhiều nhưng chất lượng không phù hợp
Tính chất vệ sinh
-
. Để đánh giá chất lượng vệ sinh của sữa, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau:
Độ chua của sữa là phản ảnh độ tươi tốt của sữa. Độ chua của sữa tươi dao động từ 18-20 Thorner, nếu tăng quá 22 Thorner kèm theo có hiện tượng kết tủa của casein thì sữa đó chắc chắn đã bị nhiễm khuẩn.
-
Tỷ trọng sữa là biểu hiện các thành phần dinh dưỡng (protein, lipit, gluxit) có trong sữa. Với sữa tươi nguyên chất, tỷ trọng dao động từ 1,029 đến 1,034. Nếu sữa bị pha loãng thì tỷ trọng sẽ hạ thấp và nếu bị lấy mất bơ thì tỷ trọng tăng lên.
Sữa tươi có chất lượng tốt phải có màu trắng ngà, hơi vàng, mùi thơm đặc trưng của sữa.
Vi khuẩn thường có trong sữa là vi khuẩn lactic như Streptococus lactic phân hoá sữa sinh ra axit lactic làm chua sữa. Ngoài ra còn có loại vi khuẩn gây thối phân hủy protein làm hỏng sữa như B.proteus, B.subtilis, B.fluorescens...
Sữa còn có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, phó thương hàn, lao, sốt làn sóng và đặc biệt là nhiễm tụ cầu khuẩn gây ngộ độc thức ăn.
Cách bảo quản
Sữa là loại thức ăn tốt và là môi trường rất tốt cho vi sinh vật, vì vậy cần phải biết cách bảo quản, chế biến và sử dụng khi cho trẻ ăn để tránh rối loạn tiêu hoá và hấp thu tốt (phù hợp với lứa tuổi và mức độ hấp thu của cơ thể).
-
Sữa đặc có đường bảo quản ở nhiệt độ trên 40°C rất dễ bị hư hỏng. Sữa bột bảo quản không kín dễ bị vón cục, do đó giá trị dinh dưỡng cũng bị giảm