Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các cách tiếp cận trong việc phát triển chương trình GDTH - Coggle…
Các cách tiếp cận trong việc phát triển chương trình GDTH
1.Tiếp cận nội dung
Phương pháp giáo dục
Các kiểu phương pháp để truyền đạt kiến thức từ GV sang HS ví dụ: thuyết trình, giảng giải,.... => GV, HS thụ động
Đánh giá kết quả giáo dục
Khả năng ghi nhớ thông tin, kiến thức của học sinh
Nội dung giáo dục
Hệ thống các tri thức khoa học được thể hiện ở các môn học, các đơn vị nội dung kiến thức của môn học, lĩnh vực học tập theo các cấp học, lớp học.
Ưu điểm
Người học được truyền thụ kiến thức bài bản, đầy đủ và chính xác.
Hình thành hệ thống tri thức khoa học một cách đầy đủ.
Mục tiêu giáo dục
Các tiêu chí nội dung-kiến thức của mỗi môn học, lĩnh vực học tập
Nhược điểm
GV, HS dễ quá tải vì lượng tri thức nhiều, phải giảng dạy trong khoảng thời gian hạn chế.
HS chủ yếu chỉ được cung cấp tri thức mà ít được thực hành nên khả năng thực hành giải quyết các vấn đề trong đời sống bị hạn chế. Người học luôn bị động và phụ thuộc vào người thầy trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Chương trình dễ trở nên lỗi thời vì lượng tri thức, thông tin tăng liên tục.
Khó xác định được mục tiêu cụ thể của chương trình, môn học định hướng.
Quan điểm
Chú trọng quá trình truyền thụ nội dung-kiến thức cho HS
CTGD: bản phác thảo/ mô tả nội dung GD
Việc thiết kế CTGD bắt đầu bằng lựa chọn hệ thống môn học, lĩnh vực học tập và ND của mỗi môn học, lĩnh vực học tập
Tiếp cận phát triển
Phương pháp giáo dục
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi HS
Tổ chức hoạt động dạy-học với nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng để khuyến khích tất cả HS
Đánh giá kết quả giáo dục
Chú trọng đánh giá khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề và khả năng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của HS.
Nội dung giáo dục
Chú trọng đến việc dạy HS “học” cách học hơn là nội dung-kiến thức
Đáp ứng tối đa nhu cầu, khả năng của mỗi HS
Ưu điểm
Phù hợp xu hướng đổi mới GD trên TG và ở VN
GD hiệu quả: tập trung vào người học
Mục tiêu giáo dục
Nhằm phát triển tối đa sự hiểu biết, các năng lực và tố chất của HS
Tính đến nhu cầu, đặc điểm, sự phát triển năng lực mỗi HS hơn là để truyền thụ nội dung kiến thức hay rèn KN, HV đã định trước
Nhược điểm
Cần phải đáp ứng sự đa dạng và thay đổi của người học (về nhu cầu, sở thích, khả năng…)
Cần các điều kiện để đáp ứng nhu cầu giáo dục của mỗi cá nhân: cơ sở vật chất, phương tiện, học liệu…
Quan điểm
Tạo ra các sản phẩm (đầu ra) đa dạng, khác nhau
Đáp ứng những yêu cầu, sự đòi hỏi, sự thay đổi. Không phải theo khuôn mẫu hay tiêu chuẩn chung, định sẵn
Chương trình giáo dục: Quá trình phát triển không có đích chung/cuối cùng.
Giáo dục bằng một quá trình phát triển, tiếp diễn liên tục suốt đời
Cách tiếp cận này chú trọng
Tính nhân văn của chương trình giáo dục
Tính cá nhân hoá
Quan điểm giáo dục tiến bộ, dân chủ và lấy HS làm trung tâm
Nhấn mạnh đến 1 quá trình để đạt được 2 kết quả: hoạt động dạy và học của GV và HS, kết quả đạt được, sự thay đổi của HS,...
2.Tiếp cận mục tiêu
Phương pháp giáo dục
Kiếu phương pháp để hình thành, phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh
Đánh giá mức độ đạt mục tiêu cụ thể theo Thang phân loại mục tiêu:
Tâm vận động
Xúc cảm/ Thái độ
Nhận thức
Nội dung giáo dục
Những kiến thức, kĩ năng cần hình thành và phát triển ở học sinh
Ưu điểm
Giúp định hướng việc dạy học và đánh giá vì có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, có thể định lượng (mức độ đtạ mục tiêu về KT, KN)
Hình thành đầy đủ và toàn diện ở người học về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Mục tiêu giáo dục
Sự thay đổi về kĩ năng, hành vi cuả học sinh
Nhược điểm
Đặt mục tiêu chung cho mọi HS mà ít tính đến các yếu tố liên quan khác (đặc điểm riêng của mỗi HS, điều kiện thực tế, bối cảnh văn hóa-xã hội...)
Quá trình giáo dục máy móc, thiếu sáng tạo do đòi hỏi dạy - học theo một khuôn mẫu để có SP đầu ra giống nhau.
Quan điểm
Chương trình giáo dục như kiểu một quy trình công nghệ:
Quá trình bao gồm các bước theo trình tự chặt chẽ
Tạo ra các sản phẩm (đầu ra) như nhau theo các tiêu chuẩn ( mục tiêu) đã định sẵn
chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Chú trọng mục tiêu(kết quả đầu ra chung, như nhau) mà tất cả học sinh phải đạt được
Nhấn mạnh đến kết quả( học sinh có đạt được mục tiêu hay không) hơn là quá trình giáo dục.
Việc thiết kế chương trình giáo dục phải xuất phát từ mục tiêu: dựa vào mục tiêu để lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục, quy trình đánh giá,...