Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Cảnh cho chữ 🙆🏻♀️💞 - Coggle Diagram
Cảnh cho chữ 🙆🏻♀️💞
Bối cảnh
Không gian
Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…
-
Vị trí
-
Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam - là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
Định nghĩa
Cảnh được tập trung miêu tả, tô đâm vẻ đẹp lãng mạn của người anh hùng Huấn Cao
Khẳng định được sự chiến thắng của thiên lương, của ánh sáng trước bóng tối và cái xấu. Có thể nói, đây là cảnh tượng đắt giá nhất, cảnh mà xưa này chưa từng có
Ý nghĩa tư tưởng
Cảnh cho chữ đã khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp trước những điều tầm thường, sự xấu xa, độc ác
Tô đậm hơn vẻ đẹp của nhân vật, đó là sự trân trọng, say mê trước cái đẹp
Thể hiện quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: “cái đẹp gắn liền với cái thiện”, sự thiên lương, trong sáng không thể tồn tại trong môi trường của cái xấu, cái ác
Phân tích
Nội dung
Thú chơi chữ vốn tao nhã lại diễn ra tại không gian chật hẹp, tối tăm, ẩm ướt và trong đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao bị dẫn ra pháp trường
-
Nghệ thuật
Ngôn ngữ trang trọng, cổ kính giàu chất tạo hình, màu sắc điện ảnh
Mỗi nét chữ như một nhát khắc của người nghệ sĩ tạo hình làm cho các hình tượng như chạm nôi, như hình khối hằn lên trên bề mặt chữ nghĩa
Lại thấy, đoạn văn như một thước phim ngắn, chậm rãi. Cứ sau mỗi câu văn, hình ảnh của sự vật hiện lên một cách rõ ràng
Cùng với nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, nhà văn đã sử dụng hiệu quả thù pháp tương phản đối lập
Các cặp đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái tầm thường đê tiện,… đã tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của truyện ngắn
Nhân vật
-
Không còn tồn tại mối quan hệ xã hội giữa người tử tù và quản ngục, thơ lại, thay vào đó là mối quan hệ giữa những người yêu, say mê cái đẹp
Người tử tù vươn lên làm chủ, còn những người vốn có quyền uy tối cao tại buồng giam lại nhún nhường, khép nép
-
-
Kết luận
Ở cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã thể hiện cái tình yêu tha thiết với truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, đó cũng là biểu hiện thầm kín của lòng yêu nước
Cảnh cho chữ là một cảnh sáng tạo xuất thần của Nguyễn Tuân. Dựng cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân phát huy triệt để sức mạnh của ngòi bút lãng mạn
Chỉ dưới ánh sáng lãng mạn, lí tưởng hóa, chỉ bằng cây bút “ra hoa”, nhà văn mới có thể tạo nên cảnh tượng xưa nay chưa từng có về sự chiến thắng của cái đẹp