Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Những điểm chính trong lí thuyết về trẻ em - Coggle Diagram
Những điểm chính trong lí thuyết về trẻ em
PIAGET
Piaget nghĩ rằng không riêng một mệnh đề nào có thể giải thích được quá trình học .Ông cho rằng tương tác của trẻ với môi trường chính là những yếu tố tạo nên quá trình học.
Giống như Dewey, Piaget tin rằng trẻ chỉ học khi sự tò mò của chúng chưa được thỏa mãn.
Piaget nhấn mạnh tầm quan trọng của trò chơi như là con đường chính để học tập.
Piaget tin rằng sự phát triển trí tuệ của trẻ dựa một phần trên sự phát triển về thể chất, quá trình này chịu ảnh hưởng từ sự tương tác của trẻ với môi trường.
Ông cho rằng trẻ kiến tạo sự hiểu biết của mình bằng cách gán định ý nghĩa cho những con người, nơi chốn và những sự vật trong thế giới của chúng .
Cũng như Montessori Piaget tin rằng trẻ thực hiện nhữung công việc có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển nhận thức .
Piaget tin rằng tất cả trẻ em đều trải qua những giai đoạn giống nhau khi phát triển các kĩ năng tư duy của mình.
MONTESSORI
Lý thuyết của Montessori về trẻ em có ảnh hưởng rất lớn tới phương pháp mà tất cả các chương trình giáo dục mầm non được thiết kế hiện nay.
Năm 1907, bác sĩ Montessori mở ngôi trường đâu tiên của mình, việc dùng dụng và giáo cụ có kích cỡ vừa với trẻ em và quan điểm để trẻ độc lập làm việc được xem là quan điểm quá cấp tiến.
Nghiên cứu của bà về trẻ thơ và những gì mà các em cần học ảnh hưởng tới cách thức cơ bản mà các nhà giáo dục tiên phong nghĩ về trẻ em .
Bà tin rằng trẻ học ngôn ngữ và kĩ năng sống thiết yếu khác từ chính môi trường trẻ ở mà không cần sự nỗ lực học hỏi có ý thức nào .Trẻ học tốt nhất là thông qua những trẻi nghiệm cảm giác .
Bà tin rằng nếu bạn muốn dạy học thì bạn cần phải biết mọi thứ về những người bạn muốn dạy. Mọi đứa trẻ đều có thể học được.
DEWEY
Dewey tin rằng trẻ có thể học tập tối nhất khi chúng tương tác với người khác, làm việc sát cánh cùng nhau và hợp với các bạn đồng lứa cũng như với người lớn.
Theo Dewey, những hứng thú của trẻ sẽ tạo ra cơ sở cho việc lập kế hoạch chương trình giáo dục. Và giáo viên khi lập kế hoạch cho những trải nghiệm học tập cần cân nhắc đến những hứng thú và nền tảng vốn có của mỗi trẻ em cũng như nhóm cộng đồng mà các em thuộc về.
Quá trình giáo dục thực sự đến từ kích thích của các năng lực của trẻ thông qua nhữung yêu cầu từ các tình huống xã hội mà trong đó trẻ tìm thấy chính mình.
Dewey tin rằng giáo dục là một phần của đời sống.Ông cho rằng chương trình học cần được thiết kế dựa trên gia đình, môi trường, công việc và những tình huống đời sống thực tế khác.
Dewey cho rằng giáo viên cần phải nhạy cảm với những giá trị và nhu cầu của các gia đình. Giá trị và văn hóa của các gia đình như cộng đồng cần được phản ảnh và làm sâu sắc thêm những hoạt động diễn ra tại trường
Dewey tin rằng các giáo viên không chỉ có trách nhiệm dạy các môn học mà còn dạy cách sống thế nào trong xã hội góp phần hình thành nên xã hội.
Ông tin rằng các giáo viên cần tin tưởng vào tri thức cũng như kinh nghiệm của mình và sử dụng cả hai thứ đó để tạo ra những hoạt động thích hợp, khuyến khích sự tìm tòi và thiên hướng học tập của trẻ em khi làm việc cùng các em.
ERIKSON
Lí thuyết của Erikson về sự phát triển tâm lí xã hội, thường được gọi là Tám giai đoạn đời người, bao trùm toàn bộ cuộc đời của một con người
Quan điểm của Erikson cho rằng mỗi giai đoạn phát triển có một nhiệm vụ cần được hoàn thành, giải quyết thành công mỗi giai đoạn sẽ ảnh hưởng tới giai đoạn kế tiếp và khi trải qua mỗi giai đoạn, chúng ta định hình được điểm mạnh hoặc yếu của tính cách dựa trên sự phát triển diễn ra trong giai đoạn đó.
Erikson bị thuyết phục rằng, trong những năm tháng đầu đời,mẫu hình phát triển sẽ quy định, hoặc ít nhất cũng ảnh hưởng tới hoạt động và tương tác của một người trong suốt phần đời còn lại.
Erikson thấy rằng thời kì thơ ấu rất quan trọng đối với sự phát triển của niềm tin, tự chủ và sự khởi đầu ở trẻ em,nhưng ông không cho rằng tất cả sẽ mất đi nếu trẻ gặp khó khăn nào đó trong ba giai đoạn đầu đời này.
Công trình của ERIIKSON quan trọng vì nó chỉ ra nền tảng phát triển cảm xúc , xã hội và sức khỏe tinh thần của trẻ như thế nào.
Ông tin rằng nhiệm vụ của mỗi giai đoạn sẽ tiếp tục bộc lộ tại những thời điểm khủng hoảng trong tình yêu và diễn ra trong suốt cuộc đời chúng ta.
VYGOTSKY
Các quan điểm của Vygotsky đã và đang gây nhiều tranh cãi.Ông phản đối sự phân tích các năng lực của trẻ dựa trên những bài kiểm tra trí tuệ. Ông cho rằng việc nghiên cứu phải dùng cả phương pháp định lượng và định tính.
Công trình của ông cho thấy sự phát triển xã hội và nhận thức luôn song hành và dựa vào nhau.
Cũng như Piaget , Vygotsky tin rằng rất nhiều quá trình học tập diễn ra khi trẻ vui chơi. Ông cho rằng ngôn ngữ và sự phát triển dựa vào nhau.
Vygotsky đã làm thay đổi cách nghĩ của các nhà giáo dục về sự tương tác của trẻ em vớ những người khác . Công trình của ông cho thấy sự phát triển xã hội vfa nhận thứuc luôn song hành và dựa vapf nhau .
Ông cho rằng không thể phân tách kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm xã hội được .