Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ERIK ERIKSON - Coggle Diagram
ERIK ERIKSON
Tin tưởng đối lập với nghi ngờ
(mới sinh - 12 tháng tuổi)
Cảm giác cơ bản về sự tin tưởng là điều rất cần thiết để trẻ có thể tiến tới giai đoạn kế tiếp và phát triển sự tự chủ
2 động tác của cha mẹ và giáo viên giúp trẻ phát triển cảm giác cơ bản về sự tin tưởng
Giữ trẻ ở gần mình, có sự gắn bó thể xác với chúng khi cho chúng ăn
Phản ứng ngay với những khó chịu của chúng khi chúng khóc hoặc làm ầm lên
2 thành phần của sự tin tưởng
Phần bên ngoài: là niềm tin cho rằng những người lớn quan trọng với trẻ sẽ luôn hiện diện để đáp ứng các nhu cầu của trẻ
Phần bên trong: là niềm tin vào năng lực bản thân có thể tạo nên sự thay đổi và đương đầu với các tình huống
Cách giáo viên hỗ trợ cho sự phát triển niềm tin ở trẻ sơ sinh
Đáp ứng lại những dấu hiệu khó chịu của trẻ
Hỗ trợ sự gắn bó của trẻ thông qua công việc chăm sóc chính
Bế trẻ khi cho trẻ ăn
Nhiệm vụ của trẻ trong giai đoạn này là phát triển cảm giác tin tưởng bản thân mình, tin tưởng người khác và tin tưởng thế giới xung quanh
Lý thuyết của Erikson
Quan điểm của Erikson cho rằng mỗi giai đoạn phát triển có một giai đoạn phát triển có một nhiệm vụ cần được hoàn thành.
Sự giải quyết thành công mỗi giai đoạn sẽ ảnh hưởng tới giai đoạn kế tiếp
Lý thuyết của Erikson về sự phát triển tâm lý xã hội thường được gọi là Tám giai đoạn đời người
Sáng tạo đối lập với mặc cảm tội lỗi (3-6 tuổi)
Trẻ ở giai đoạn này tràn đầy năng lượng và sẵn sàng học hỏi
Đây là thời điểm sự phát triển của trẻ có thể bị phân tách thành 2 hướng
Khuyến kích trẻ sử dụng năng lượng của mình vào hoạt động tích cực, mang tính tham dự gắn kết => sự tự tin của trẻ tăng cường, năng lực của trẻ được củng cố
Làm thay trẻ những thứ trẻ có thể làm hay để ý lỗi sai của trẻ mắc phải trong quá trình phát triển những kĩ năng mới => cảm thức về tính sáng tạo của trẻ biến thành mặc cảm tội lỗi, chán nản
Nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn này là thu được cảm thức về tính mục đích
Cách giáo viên hỗ trợ trẻ phát triển khả năng sáng tạo
Khuyến khích trẻ tự lập tối đa có thể
Tập trung chú ý vào thành quả chứ không chú ý vào lỗi sai
Đặt ra các kì vọng phù hợp với khả năng riêng của trẻ
Xây dựng chương trình học tập tập trung vào thực tế và việc thực hiện hoạt động
Sự tự chủ đối lập với xấu hổ và nghi ngờ
(1-3 tuổi)
Trẻ trong giai đoạn thứ 2 này phải đối mặt với thách thức của việc ôm giữ và buông bỏ.
Cách nuôi dưỡng sự tự lập cho trẻ ở độ tuổi này
Đưa ra cho trẻ những lựa chọn đơn giản
Không đưa ra những lựa chọn sai
Thiết lập giới hạn rõ ràng, thống nhất và hợp lý
Chấp nhận sự dao động của trẻ giữa sự tự lập và lệ thuộc, xác nhận với trẻ rằng cả hai điều đó đều tốt cả.
Nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn này là thu được cảm giác về sự tự chủ/độc lập mà không phải chịu cảm giác xấu hổ và nghi ngờ.