Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Cơ sở khoa học của việc phát triển chương trình giáo dục tiểu…
Cơ sở khoa học của việc phát triển chương trình giáo dục tiểu học
3.Cơ sở triết học
Triết học cung cấp quy luật tồn tại, vận động của sự vật, hiện tượng, đòi hỏi việc PTCT phải tuân theo quy luật, đảm bảo tính hệ thống, phát triển, thực tiễn
Cung cấp nền tư tưởng và các nguyên lý trong việc tổ chức nhà trường, quá trình giáo dục trong nhà trường
Cung cấp hệ thống các chính sách, yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện như: xác định mục đích giáo dục, nội dung chương trình, phương pháp triển khai và thực hiện nội dung chương trình cũng như quá trình dạy học trong nhà trường.
Là cơ sở để xác định và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức hoạt động của nhà trường, trong việc đưa ra các quyết định cụ thể.
Cơ sở tâm lí
Theo tâm lý học hoạt động
Một trường phái tâm lý học hiện đại, xác định vai trò to lớn của hoạt động trong việc hình thành + phát triển tâm lý, ý thức, phát triển trí tuệ, kỹ năng, kỹ xảo,... phẩm chất nhân cách ( tư duy sáng tạo, tính chủ động, năng động,...) của cá nhân
Hoạt động ở đây được hiểu là môi trường biểu hiện tâm lý của con người. Nó trở thành nguồn gốc, phương thức của biểu hiện đó, trở thành phương tiện, điều kiện phát triển tâm lý con người.
xây dựng và truyền tải chương trình theo quan điểm vì người học đảm bảo phải đc hoạt động thường xuyên, có cơ hội thể hiện tính chủ động, tạo động cơ học tập cho người học.
Việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kiến thức mới phải dựa trên nền tảng cái đã có của người học, được rèn luyện dần dần trong điều kiện phù hợp, khả thi.
Chuyển biến kiến thức, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua
hoạt động, thực hành.
Theo tâm lý học suy luận
Việc xây dựng, sắp xếp các nội dung, môn học cần phải đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Nội dung CT phải đảm bảo về kiến thức, phân phối thời gian
hợp lý, tránh quá tải căng thẳng, chú ý đến thực hành.
Việc học phải đc truyền đạt theo những cách có ý nghĩa, các kỹ năng cơ bản phải đc học và rèn luyện thông qua các tình huống thực, ko tách rời từng kỹ năng.
Cơ sở xã hội học
Các tuyên ngôn, triết lí, mục tiêu, sự vận động của xã hội giúp định hướng việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp
Giáo dục phải đáp ứng nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội luôn thay đổi theo các giai đoạn phát triển của con người, đòi hỏi giáo dục phải thay đổi. Khi phát triển chương trình cần tìm hiểu nhu cầu xã hội, nhu cầu cá nhân: nhu cầu thể chất, nhu cầu phát triển,, nhu cầu được giáo dục, sử dụng công nghệ thông tin,...
Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ở từng vùng miền, địa phương là cơ sở xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục phù hợp với vùng, miền, địa phương.
GD trải qua các giai đoạn khác nhau. Vì vậy việc xây dựng chương trình qua các giai đoạn cần: có tính truyền thông, kế thừa, phát triển. Chương trình giai đoạn sau phải kế thừa, phát triển chương trình giai đoạn trước
2.Cơ sở giáo dục học
Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc định hướng chung về yêu cầu cần đạt, về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và sách giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
(Nhánh 2) Các nguyên tắc giáo dục đảm bảo cho chương trình giáo dục phải
Hình thành những năng lực cốt lõi
Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định.
VD: Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực tin học
Hình thành phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Đảm bảo chuẩn kiến thức môn học
Định hướng chính vào việc giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Đảm bảo tính cập nhật, hiện đại về nội dung
Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực.