Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHUYÊN ĐỀ CA DAO, DÂN CA - Coggle Diagram
CHUYÊN ĐỀ CA DAO, DÂN CA
PHÂN TÍCH/CẢM NHẬN MỘT BÀI CA DAO
LƯU Ý
Cảm nhận một bài ca dao chính là cảm nhận vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của bài ca dao đó
Nội dung:
Đề tài mà bài ca dao đề cập là gì?
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai?: hình tượng nhân vật trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình trong ca dao cũng rất đa dạng, phong phú: có khi là 1 cô gái, có khi là 1 chàng trai, có khi là hình tượng người mẹ, có khi lại là tiếng nói tâm tư của người bình dân trong xã hội xưa gửi gắm qua những hình ảnh mang tính biểu tượng.
Tình cảm được thể hiện trong bài ca dao là tình cảm gì?
Bài ca dao có thể chia làm mấy phần (mấy đoạn, mấy khổ), ý chính của mỗi phần là gì?
Các phương diện nghệ thuật:**
Bài ca dao biểu hiện tình cảm bằng cách nào?
Từ ngữ trong bài ca dao có gì đặc sắc?
Giọng điệu bài ca có tác dụng gì trong việc biểu đạt tư tương, tình cảm?
Các biện pháp tu từ trong bài ca (nếu có): Tên BPTT - Dạng thức BPTT - Biểu hiện trên văn bản - Ý nghĩa/ giá trị (thể hiện ND, thái độ, liên hệ)
Các yếu tố nghệ thuật
Thể cách:/Kết cấu
Tỉ: So sánh (tương đồng, tương phản)
Hứng: Cảm hứng
Phú: Phô bày tình cảm
PTBT: ĐỐi đáp/ Trần thuật/ Miêu tả/ Hỗn hợp
Thể thơ: Lục bát/ Song thất lục bát/ Hỗn hợp
Ngôn ngữ:
Thời gian, không gian: Thực/ tượng trưng
DÀN Ý
Thân bài
Cảm nhận chi tiết về nội dung, nghệ thuật bài ca dao
Có thể phân tích tách riêng nội dung, nghệ thuật ( phân tích bổ dọc)
Có thể phân tích kết hợp cả nội dung, nghệ thuật theo trình tự từng đoạn, từng phần ( phân tích bổ ngang)
=> Giải thích ý nghĩa về nội dung + nghệ thuật => Nêu cảm nhận, đánh giá của mình hoặc ngược lại
Kết bài
Cảm nghĩ sâu sắc nhất về bài ca dao.
Liên hệ tình cảm của bản thân.
Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài ca dao (Trong đời sống sinh hoạt hay trong lao động)
Khái quát nội dung, nghệ thuật cơ bản
Thiết kế: TS. Nguyễn Thị Trà My
PHÂN TÍCH MỘT HÌNH ẢNH MANG TÍNH BIỂU
TƯỢNG TRONG CA DAO
Lưu ý:
Đó là một hình ảnh quen thuộc tượng trưng cho một thân phận, một loại nhân vật hay một hiện tượng trong xã hội (hình ảnh con cò, hình ảnh hoa sen...).
Hình ảnh đó biểu tượng cho nhân vật, sự việc gì?
Hiình ảnh đó được thể hiện bằng biện pháp nghệ thuật nào?
Ấn tượng sâu sắc mà hình ảnh để lại trong lòng người đọc?
Cần phân tích các khía cạnh nội dung của hình ảnh đó và minh họa bằng các dẫn chứng cụ thể trong ca dao
Dàn ý
Thân bài
Phân tích từng khía cạnh nội dung của hình ảnh mang tính biểu tượng.
Về nội dung tư tưởng
Về hình thức thể hiện
So sánh, đối chiếu với các hình ảnh khác
Nhận xét đánh giá tổng quát về hình ảnh đó
Kết bài
Cảm nghĩ sâu sắc nhất về hình ảnh vừa phân tích.
Liên hệ mơ rộng nâng cao về hình ảnh đó trong thực tế, trong văn học.
Mở bài
Giới thiệu chung về hình ảnh cần cảm nhận
Vị trí của hình ảnh đó trong ca dao.
Ví dụ
Phân tích hình ảnh muối gừng trong ca dao để chứng minh nhận định của nhà văn Thuần Phong: “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi,... ca dao là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc”
Hoa: Hoa nhài, hoa sen
Con cò, con trâu
Trúc, mai
Muối, gừng
Mận, đào
Thuyền, bến, biển
CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH VỀ CA DAO
Dàn ý
Thân bài
Giải thích nhận định: chú ý các từ ngữ trọng tâm, giải thích từng từ, cụm từ quan trọng trong nhận định sau đó tổng hợp lại.
Chứng minh từng khía cạnh của nhận định theo một trình tự lô gic, hợp lí
Nhận xét đánh giá tổng quát về nhận định đó.
Kết bài
Liên hệ mơ rộng và nhấn mạnh thêm về vai trò của ca dao trong đời sống, trong văn học các thời kì sau.
Khẳng định lại ý nghĩa, sự tinh tế, sâu sắc của nhận định.
Mở bài
Giới thiệu chung về giá trị của ca dao
Dẫn nhận định (để trong ngoặc kép)
Giới hạn phạm vi dẫn chứng.
Lưu ý
Đó là nhận định gì? Của ai?
Nhận định đó thiên về nội dung, hay nghệ thuật của ca dao?
Nhận định đó thể hiện qua những khía cạnh nào?
Để minh họa cho việc phân tích, chứng minh nhận định đó em sẽ lấy những dẫn chứng nào trong ca dao?
Ví dụ
Chứng minh rằng Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình
Chứng minh rằng Ca dao là tiếng nói của tình yêu đôi lứa
Chứng minh rằng Ca dao là tiếng nói của tình yêu quê hương, đất nước
Chứng minh "Ca dao là tiếng hát tâm tình của người dân lao động".
“Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình.” Bằng việc phân tích một số bài ca dao đã học trong chương trình Ngữ văn 7 (và đã đọc thêm), em hãy viết bài văn làm sáng tỏ nhận định trên. Qua đó, trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm trong ca dao.
"Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, có nước; như có cát, có biển; như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già của non sông". - Xuân Diệu - Làm sáng tỏ qua các bài ca dao mà em đã được học, được biết.
Chứng minh nhận định sau của nhà thơ Xuân Diệu: “Trong xã hội cũ, ngay ở ca dao, người ta cũng ít thích diễn tả chuyện vui và nói nói về nỗi buồn mới là đụng đến cái cốt tuỷ của việc đời ngày xưa, nói về một cái gì sâu sắc? Nhưng nỗi buồn khổ không phải là đòng nghĩa với mọi bi quan, cái tinh thần lớn chung của ca dao vẫn là niềm lạc quan quần chúng những người sẽ chiến thắng cuối cùng”
Ca dao xứng đáng là viên ngọc sáng ngời trên thi đàn Việt Nam, cất lên từ chính sự giản dị, chân chất của người dân Việt Nam. Vẻ đẹp không thể mờ khuất dù dòng chảy thời gian vô tình. Dù có trải qua bao thời gian, ca dao vẫn tồn tại bất diệt. (Thảo Nguyên)