Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kaizen - Nghệ thuật Toyota - Coggle Diagram
Kaizen - Nghệ thuật Toyota
I. Sự dư thừa
Bận rộn nhưng kết quả ít hoặc nhiều công đoạn vô nghĩa.
Trau chuốt quảng cáo, bài viết không ai xem
Dậy sớm nhưng lướt FB,...
Sao nhân viên nhiều nhưng vẫn chậm deadline?
Tại sao tăng lương nhưng vẫn nhiều người nghỉ?
⇒ lãng phí
Chia nhỏ đầu việc và phân tích ý nghĩa và sự cần thiết của từng đầu mục để tránh “lãng phí”
Đồ đạc hoặc tài liệu lộn xộn sẽ ảnh hưởng thế nào?
Sự vô lối gây ra hậu quả gì cho người khác ?
Sắp xếp theo trình tự, hạng mục để mình và người bớt lãng phí thời gian
Có nên làm việc chăm chỉ ?
Có nên chịu đựng áp lực ?
Cày cấy chăm chỉ không bằng bán được nhiều máy cày
Đặt câu hỏi “liệu có cách nào nhanh và hiệu quả hơn không ?” cho các vấn đề
Thiếu kỹ năng đào sâu nguyên nhân gây ra áp lực, việc tìm ra nguyên nhân cũng là một thú vui để giải tỏa áp lực
=> Mài rìu trước khi chặt cây, “Quan sát” thay vì “chỉ nhìn”
Luôn tuân thủ quy tắc ?
Sợ khác người ?
Đánh đổi giá trị đạo đức bằng tiền ?
Vui mừng khi thắng lợi ?
Con người tạo ra quy tắc chứ không nên ngược lại
=> Hãy nghi ngờ nếu các quy tắc làm chậm tiến độ công việc
Mỗi người đều có điểm mạnh riêng
=> Cách của mình hiệu quả thì cứ theo cách của mình
Tiền mất còn kiếm lại được, TÍN mất thì gần như không thể
Phúc và họa đều là nhân duyên của nhau
=> Lúc thuận lợi cũng là lúc ta có nhiều thời gian để tiến hành kaizen
II. Kaizen chính mình
Biết hiện tượng nhưng đã nghĩ đến giải pháp chưa ?
Nói ra sách lược của mình ?
Việc chỉ trích, phán xét người khác qua lỗi lầm của họ không thể giải quyết được vấn đề
=> Tập trung tìm giải pháp thay vì bới móc nhau
=> Tạm giữ cái biết trong lòng và để người khác trình bày quan điểm trước, chữ "KHIÊM" vô cùng đáng quý
Học từ sách ?
Sợ sai ?
Thông tin "loãng" và đơn chiều
Lý thuyết người ta viết được đúc kết trong một môi trường khác, sử dụng vào bối cảnh mình chắc gì đã đúng
=> Tùy cơ ứng biến, không máy móc
Sợ sai không thể sửa sai mà còn làm giảm đi sự sáng tạo và nghị lực trong ta
=> Trí tuệ được sinh ra từ lao động, thành hay bại thì phải thử mới biết, cũng từ đó ta làm gương tiên phong cho người khác
"HIện trường" và "báo cáo hiện trường" khác nhau rõ rệt
=> Trăm nghe không bằng một thấy, thông tin cần được nhìn nhận một cách đa chiều
III. Sẻ chia
Biết một mình, đi một mình?
“Chúng ta phải đổi mới” ?
Một bộ phận, đơn vị làm tốt không thể kéo kết quả của tổng thể
=> Tham vấn số đông, chia sẻ kinh nghiệm để tạo ra sự cộng hưởng
Đổi mới cái gì mới là vấn đề, liệu nó có cần phải thay đổi không?
=> Nhìn nhận vấn đề một cách kỹ lưỡng, có thông suốt mới có thể tìm được lỗ hổng
Vị trí cao hơn nên có quyền sinh sát ?
Lý và tình nên được cân bằng, dùng quyền lực áp chế có thể khiến người ta sợ chứ không làm người ta nể.
=> Bỏ suy nghĩ dùng quyền lực để thay đổi, càng có quyền lực càng nên tránh sử dụng nó để tác động người khác
Có thật là thiếu nhân lực hay không ?
Thật ra cái chúng ta hay thiếu là trí tuệ chứ không phải nhân lực
=> Quý hồ tinh bất quý hồ đa
Không phải lỗi của tôi ?
Giấu lỗi, lươn lẹo...
Vô trách nhiệm, đùn đẩy công việc cũng bắt nguồn tự việc sợ bị truy cứu trách nhiệm
=> Đây là thời điểm tốt để người mắc lỗi tiến hành kaizen chứ không phải thời điểm để trách móc, sự bao dung là vô cùng cần thiết
=> Không phải hàng hóa, nhân tài mới là thứ để cạnh tranh...
IV. Vòng xoay Kaizen
Kaizen lại những điều đã kaizen
Các vấn đề liên tục phát sinh chứ không dừng lại
Kaizen nên trở thành một thói quen
Dục tốc bất đạt
Kaizen một cách từ từ từng giai đoạn một và không nên đột ngột
Kỹ lưỡng trong quyết định để tăng tốc trong giai đoạn sau