Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 10: THỰC THI CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH - Coggle Diagram
CHƯƠNG 10: THỰC THI CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Thực hiện chiến lược và quy trình quản trị chiến lược
KN: Là các hoạt động trên toàn hệ thống do các thành viên công ty thực hiện nhằm hoàn thành các chiến lược đã xây dựng.
3 khía cạnh trong thức hiện chiến lược
Nguồn lực – cung ứng nguồn lực cho chiến lược ra sao?
liên quan đến cách thức mà tổ chức sẽ có được nguồn tài chính cần thiết, nguồn nhân lực (nhân viên có kỹ năng thích hợp), vật lực (thiết bị nhà,..), trí lực và nguồn lực vô hình.
Tất cả các BP của tổ chức cần liên kết làm việc hướng tới một tầm nhìn, mục tiêu chung, sử dụng các nguồn lực phải được thực hiện để đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả và lãng phí và tránh trùng lặp.
Văn hóa và cơ cấu tổ chức – Làm sao để văn hóa và cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược?
Có mâu thuẫn với chiến lược không? Sửa đổi ntn?
Sự thay đổi – Thực hiện chiến lược gây ra sự thay đổi gì? Quản trị sự thay đổi đó ra sao?
Luôn có sự thay đổi, nhà quản lý cần dự kiến sự thay đổi và cách quản lý nó
Thay đổi từ từ, có thời gian thích ứng / Thay đổi đột ngột, không kịp thích ứng, gây tiêu cực
Kiểm kê và phát triển hệ thống nguồn lực
Kiểm kê
Adequacy – Tình trạng, chất lượng của nguồn lực ra sao?
Availability – Nguồn lực có sẵn để huy động khi cần không? Chi phí ra sao?
Sufficiency – Nguồn lực có đủ không?
Phát triển và kiểm soát
Kế hoạch tài chính: Lập ngân sách, tài trợ từ lợi nhuận để lại/nguồn bên ngoài,..
Kế hoạch nhân lực: dự báo về cả số lượng người cần thiết và các loại kỹ năng và khả năng sẽ được yêu cầu. Nếu thiếu hụt thì cần:
Đào tạo, đào tạo lại hoặc phát triển nhân viên - để thu hẹp khoảng cách kỹ năng bằng cách phát triển nhân viên hiện có.
Bổ nhiệm nhân viên mới - tham gia thị trường lao động và cạnh tranh với các nhà tuyển dụng khác để tìm nv mới.
Kế hoạch vật lực: phức tạp hơn do nhiều đầu vào
Nguồn lực vô hình: có yêu cầu về sự cho phép của pháp luật hoặc quy định riêng, sd cơ sở dữ liệu,..
4 loại hình văn hóa tổ chức
Khám phá (Prospector culture)
Thị trường biến đổi nhanh, nhiều rủi ro
Doanh nghiệp mới, start up
Không chấp nhận ổn định, luôn đi theo cái mới
Phòng ngự (Defender culture)
Thích ổn định, thị trường ít biến đổi
Tập trung duy trì vị thế hiện tại, thường là dn lâu đời
Sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường
Không chấp nhận cái mới, thích theo tiền lệ
Phân tích (Analyzer culture)
Cân bằng giữa vh phòng ngự và khám phá, thay đổi và ổn định
Duy trì ổn định và chỉ chấp nhận thay đổi khi thông qua đánh giá, phân tích rằng thay đổi có lợi.
Thường là trường học, bệnh viện,..
Phản ứng (Reactor culture)
Thường thiếu chiến lược, hướng đi, lập trường rõ ràng
Phản ứng khi có thay đổi
Bắt trước cách doanh nghiệp khác làm
Hành vi trong tổ chức không nhất quán
Là giá trị tự thân của tổ chức, quyết định hành động, nhận thức, hành vi của tv trong tổ chức có. Hình thành từ quá trình lịch sử của tổ chức và mang tính đặc thù riêng cho từng dn.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức đề cập đến "hình dạng" của tổ chức.
Thiết kế cơ cấu tổ chức
● Phân công lao động - ai làm gì?
● Nguồn của quyền hạn - ai có quyền yêu cầu người khác phải làm gì?
● Mối quan hệ - cấu trúc phù hợp với nhau như thế nào?
Các dạng tổ chức
Theo chiều cao: đề cập đến số lượng cấp bậc trong tổ chức
Tall structure: Nhiều lớp quản lý hơn phù hợp với
các tổ chức lớn hơn trong môi trường phức tạp
Chuyên môn hóa cao
Điều phối nhiều hoạt động trên sản phảm và thị trường khác nhau
Khó kiểm soát, tốn kém chi phí
Short structure: Ít lớp quản lý hơn phù hợp với
tổ chức nhỏ hơn trong môi trường đơn giản hơn
Ít sản phẩm và thị trường, quy mô nhỏ
Dễ vận hành, chi phí thấp, dễ quản lý
Theo chiều rộng: đề cập đến mức độ tập trung hóa quyền lực
Phi tập trung: các bộ phận có quyền ra quyết định
Chuyên môn hóa cao, tăng kỹ năng
Tham gia vào nhiều thị trường, nhiều hoạt động
Giảm thời gian ra quyết định
Tập trung: quyền ra quyết định không phân bổ
Người quản lý có quyền kiểm soát chặt chẽ hơn hđ của tổ chức
Tổ chức nhỏ, ít sản phẩm và phân khúc
Giảm rủi ro ủy quyền, chi phí giao tiếp thấp
Độ phức tạp: mức độ mà tổ chức tuân theo một hệ thống phân cấp chính thức trong các mối quan hệ báo cáo của mình
Cấu trúc ma trận, kết hợp,..
Phương thức phân chia tổ chức
● Theo chức năng (vận hành, HRM, tiếp thị, tài chính, v.v.).
● Mức độ tập trung theo địa lý (nơi các bộ phận được bố trí theo khu vực và có kiến thức chuyên môn về các điều kiện thị trường địa phương).
● Tính chuyên biệt về sản phẩm (trong đó các bộ phận có kiến thức chi tiết về lĩnh vực sản phẩm cụ thể của họ).
● Tập trung vào khách hàng công ty tự định hướng bằng các bộ phận chuyên phục vụ các loại khách hàng cụ thể, ví dụ: khách hàng bán lẻ, khách hàng công nghiệp,...).
● Công ty mẹ (công ty sở hữu các doanh nghiệp riêng lẻ và công ty mẹ đầu tư giám sát các khoản đầu tư của mình vào chúng)
Quản trị sự thay đổi
Sau khi thực thi chiến lược sẽ cần có sự thay đổi cho phù hợp
Quy trình 3 bước của Lewin: Unfreezing (chuẩn bị cho thay đổi) / Moving (thực hiện các thay đổi cần thiết) / Refreezing (Giữ vững những thay đổi)