QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC: gồm Chính Phủ (TTCP, PTT, BT) --> UBND cấp tỉnh --> UBND cấp huyện --> UBND cấp xã
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ: là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ 2015)
BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ: cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc (Điều 39 Luật tổ chức Chính phủ 2015)
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG:
- UBND: do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trc nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND: dc tổ chức ở cấp tỉnh, huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 9 Luật tổ chức cơ quan địa phương 2015)
KHÁI NIỆM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước là những cơ quan nhà nước hợp thành bộ máy hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động hành chính
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan nhà nước có địa vị pháp lý độc lập ở mức độ nhất định
cơ quan hành chính nhà nước dc pháp luật trao những thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định của nhà nước
nhân sự của cơ quan hành chính nhà nước dc hình thành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và các lĩnh vực pháp luật liên quan
ĐẶC ĐIỂM RIÊNG
được nhà nước giao thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội (trừ những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội)
được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến địa phương, tạo thành 1 chỉnh thể thống nhất có tính thứ bậc, có mối quan hệ lãnh đạo và phụ thuộc nhau về tổ chức hoạt động và cơ chế phối hợp
đều trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước
hoạt động được tiến hành thường xuyên, liên tục bởi cán bộ, công chức, viên chức
hệ thống cơ quan hành chính có số lượng cán bộ, công chức, viên chức nhiều nhất trong bộ máy nhà nước
Căn cứ vào vị trí dc quy định trong HP 2013:
- cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ
- cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
- cơ quan hành chính nhà nước ở trung ướng: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ
- cơ quan hành chính nhà ước ở địa phương: tỉnh - huyện - xã
- đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:
- thẩm quyền chung: Chính phủ, UBND
- thẩm quyền riêng:
- trung ương: Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Địa phương: sở, phòng, ban,....
Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động:
- chế độ tập thể: Chính phủ
- chế độ tập thể kết hợp chế độ thủ trưởng: UBND
- chế độ thủ trưởng: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND
(chế độ tập thể là quyết định theo đa số, các thành viên chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ; chế độ thủ trưởng là thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý, chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng, Chính phủ, Quốc hội)