Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM - Coggle Diagram
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
LỚP VĂN HÓA BẢN ĐỊA
Văn hóa Tiền sử
Các khảo cổ: Tràng Khênh, Gò Bông,... có niên đại vài nghìn năm TCN
Một số thành tựu khác: trồng dâu nuôi tằm, tục uống chè, thuần dưỡng gia súc ( trâu, bò), làm nhà sàn...
Từ VI-V TCN, với việc chuyển sang kinh tế sản xuất, cư dân Đông Nam Á cổ ( người Indonesia) đã đưa cây lúa thuần dưỡng xuống đồng bằng. Họ tích lũy kỹ thuật trồng lúa rất phong phú
Đông Nam Á là trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất
Các dân tộc cùng sinh sống trên một khu vực nhất định: Cư dân Bách Việt ( Nam Á)
Thành tựu lớn nhất là hình thành nền nông nghiệp lúa nước
Văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
Kế tục giai đoạn tiền sử ( thời gian, không gian, thành tựu văn hóa)
Phát triển nền nông nghiệp lúa nước lên đỉnh cao
Về không gian:
Bờ coci " Xứ Quỷ" chính là địa bàn cư trú của người Nam Á- Bách Việt, khu vực tam giác không gian gốc của văn hóa Việt Nam
Nước Văn Lang của các vua Hùng là một bộ phận không gian gốc
Về thời gian:
Thiên niên kỉ thứ III TCN, giai đoạn đầu thời kì đồ đồng
Hình thành chủng Nam Á ( Bách Việt)
Thành tựu: Nghề luyện kim đồng ( đặc biệt sức ảnh hưởng của đồ đồng Đông Sơn vô cùng to lớn)
Giai đoạn thiên niên kỉ II TCN đến cuối thiên niên kỉ I TCN
Đỉnh cao rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc, có sức ảnh hưởng lớn đến toàn khu vực
Chữ viết của lớp văn hóa bản địa
LỚP GIAO LƯU VĂN HÓA VỚI TRUNG HOA VÀ ẤN ĐỘ
Văn hóa thời chống Bắc thuộc
Khởi đầu từ TCN đến khi Ngô Quyền giành lại được đấtt nước (938)
Ý thức đối kháng bất khuất và luôn thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phương Bắc
Sự ra đời quốc hiệu "Nam Việt đánh dấu bước ngược trong nhận thức của dân tộc
Mở đầu cho quá trình giao lưu - tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực ( Ấn Độ)
Sự suy tàn nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
Ngoài ra, nét chủ đạo là xu hướng chống Hán hóa về mặt văn hóa và Việt Nam hóa trước các ảnh hưởng Trung Hoa
Văn hóa Đại Việt
Quốc hiệu "Đại Việt" được ra đời, hình thành hệ thống chữ Nôm
Đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hóa Việt Nam với 2 cột mốc
Thời đại Lý - Trần
Truyền thống tổng hợp bao dung văn hóa dân tộc, được tiếp sức bởi văn hóa Phật giáo giàu lòng bác ái --> Linh hồn Lý - Trần
Xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, đánh dấu sự tiếp nhận Nho giáo và mở rộng cửa tiếp thu cả Phật giáo
" Tam giác đồng quy" trên cơ sở truyền thống dân tộc phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện
Thời Lê
Nho giáo đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong tay toàn bộ guồng máy xã hội
Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa trở thành chủ đạo
Văn hóa Việt Nam chuyển sang văn hóa Nho giáo
Với sự gây dựng đất nước của 3 triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, văn hóa Việt Nam đã khôi phục và thăng hoa nhanh chóng
LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VỚI PHƯƠNG TÂY
Văn hóa Đại Nam
Chuẩn bị từ thời chúa Nguyễn đến thời kì Pháp thuộc và chống Pháp thuộc.
Đại Nam là quốc hiệu chính của nước ta thời kì này
Có 3 đặc điểm chính:
Lần đầu nước ta có sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn đến Cà Mau
Nho giáo được phục hồi làm quốc giáo, nhưng ngày một suy tàn
Khởi đầu quá trình thâm nhập văn hóa phương Tây cũng như văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa nhân loại => Văn hóa Việt Nam bị biến đổi về mọi phương diện:
Lối tư duy phân tích phương Tây bổ sung cho lối tư duy tổng hợp truyền thống
Ý thức cá nhân bổ sung ý thức cộng đồng
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh
Văn hóa hiện đại
Được chuẩn bị từ trong lòng văn hóa Đại Nam, có sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên đã thổi vào văn hóa Việt nam với những luồng gió mới của K.Marx, V.I.Lênin
Từ những năm 30-40 trở lại, văn hóa Việt Nam bước sang 1 giai đoạn mới. Tuy nhiên, ta cần nhiều thời gian để tổng kết đầy đủ những đặc điểm của nó
Là giai đoạn văn hóa dạng địa hình