Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp gợi mở- vấn đáp, khái niệm - Coggle Diagram
Phương pháp gợi mở- vấn đáp
không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp HS tự mình tìm ra kiến thức mới
ưu điểm
tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ trong học tập để tìm ra kiến thức mới
góp phần làm cho học sinh học toán ở lớp sôi nổi, nảy sinh, gây hứng thú học tập, tạo niềm tin vào khả năng học tập, rèn luyện cho học cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, làm cho kết quả học tập vững chắc
khi dạy học kiến thức mới, thực hành luyện tập, kiểm tra đánh giá, ôn tập củng cố kiến thức... đều có thể sử dụng phương pháp gợi mở- vấn đáp
tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập, Gv có thể thu nhận tức thời nhiều thông tin phản hồi từ phía người học, giúp kiểm soát hành vi của HS và quản lí lớp học
nhược điểm
khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt học sinh theo một chủ đề nhất quán
đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu, nếu không, , kiến thức mà học sinh thu nhận được qua trao đổi sẽ thiếu tính hệ thống
GV thường khó khăn khi xây dựng hệ thống câu hỏi do không nắm chắc trình độ của HS, vì vậy thường ngay sau khi đặt câu hỏi là nêu ngay gợi ý câu trả lời khiến học sinh rới vào trạng thái bị động, không thực sự làm việc, chỉ ỷ vào gợi ý của giáo viên.
khó kiểm soát quá trình học tập của HS, khó soạn và xây dựng đáp án cho các câu hỏi mở (vì phương án trả lời của HS sẽ không giống nhau)
một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng
các câu hỏi phải phù hợp với các loại đối tượng HS không quá khó hoặc quá dễ
mỗi câu hỏi đều phải có nội dung, chính xác, phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung bài học: câu hỏi phải gọn, rõ ràng, không mập mờ, khó hiểu hoặc theo nhiều kiểu nhiều cách trả lời
có thể đặt câu hỏi dưới những hình thức khác nhau để giúp HS nắm vững kiến thức và linh hoạt trong suy nghĩ
câu hỏi phải gợi ra vấn đề để học sinh suy nghĩ, giải quyết vấn đề
Căn cứ vào kinh nghiệm dạy học Toán ở Tiểu học, nên dự đoán những khả năng trả lời câu hỏi của HS (trong đó có thể có những câu trả lời sai) để chuẩn bị sẵn các câu hỏi phụ nhằm dẫn dắt HS tập trung vào những vấn đề chủ yếu, trọng tâm của hệ thống câu hỏi.
phân loại
vấn đáp tái hiện
vấn đáp giải thích- minh họa
vấn đáp tìm tòi- khám phá
Cách sử dụng
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản
Bước 2: Dự đoán nội dung câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi, trình tự của các câu hỏi. Dự kiến những "lỗ hỏng" về mặt kiến thức cũng như những khó khăn, sai lầm phổ biến mà HS thường mắc phải.
Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy từng tình hình từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý, dẫn dắt HS.
Khi dạy tập trung cả lớp, giáo viên nêu câu hỏi để tất cả câu hỏi để học sinh cùng suy nghĩ, sau đó GV sẽ gọi HS trả lời (HS có thể đưa tay hoặc không đưa tay xin trả lời). Khi học sinh trả lời, cả GV và HS đều cần theo dỗi rồi có thể nhận xét, bổ sung (nếu thấy cần thiết). Mỗi câu trả lời của học sinh đều cần được đánh giá hoặc nhận xét, bổ sung ngắn gọn
Phải sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương pháp gợi mở- vấn đáp. Trong một số trường hợp nên khuyến khích HS tự đặt câu hỏi để HS khác trả lời
Sau giờ học, GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu hỏi đã sử dụng trong giờ dạy
khái niệm