Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tiến trình văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến nay - Coggle Diagram
Tiến trình văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến nay
Thời tự chủ (938 - 1858)
Thế kỷ X- XIV (văn hoá Lý -Trần)
Là giai đoạn phục hưng văn hoá lần thứ nhất của dân tộc - thời kỳ khôi phục
Về văn hóa vật chất: sản xuất nông nghiệp đặc biệt được chú trọng, gắn liền với nền kinh tế điền trang thái ấp
Các công trình gắn liền với Nho giáo và sự nghiệp giáo dục Văn Miếu được xây dựng năm 1070
Các công trình gắn liền với Phật giáo thời này được xây dựng rất nhiều
Về điêu khắc: hình tượng con rồng là một thành tựu lớn, thể hiện tài năng, quan niệm thẩm mĩ của thời Lý Trần
Thế kỷ XV-XVII (thời kỳ Minh thuộc- Hậu Lê)
Văn hoá vật chất: nhà Lê đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp
Nhà Lê cũng đặc biệt quan tâm đến nền sản xuất thủ công nghiệp. Các nghề thủ công truyền thống được khôi phục
Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là buôn bán nhỏ thông qua mạng lưới chợ ở nông thôn và thành thị
Về văn hóa tôn giáo, tư tưởng: các nhà vua thời Lê sơ từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang độc tôn Nho giáo
Về văn học: xuất hiện nhiều tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Lê Thánh Tông...
Các thành tựu về điêu khắc làm cho thời Hậu Lê thực sự trở thành một thời kỳ hoàng kim trong lịch sử văn hoá dân tộc.
Thế kỷ XVI- 1858
Sự ra đời của chữ quốc ngữ, văn học lại phát triển khởi sắc cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, cả văn chương bác học lẫn văn chương bình dân
Thời kỳ lịch sử này thể hiện một bước phát triển mới mang đậm đà bản sắc dân tộc. Các hình thức diễn xướng dân gian như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào… đều phát triển rất mạnh mẽ.
Về văn hoá tư tưởng: ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ Nho giáo suy vi, đạo giáo cũng có bước phát triển, được vua, chúa tôn trọng
Văn hóa thời kì này đạt được nhiều thành tựu lớn, trong đó nổi bật là văn hóa thời Nguyễn. Với những thành tựu đặc biệt, văn hoá thời Nguyễn được coi là cuộc phục hưng văn hoá lần thứ ba của dân tộc.
Thời tiền sử và sơ sử
Thời tiền sử
Thời kì hậu đồ đá cũ:
thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN, con người cư trú ở đây là chủ nhân nền VH Sơn Vi. Thời kì này loài người đã có tư duy phân loại, kĩ thật chế tác công cụ, đã biết dùng lửa,...
Thời kì đồ đá mới:
Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hoá Hoà Bình, kéo dài trong khoảng từ 12.000 đến 7000 năm cách ngày nay.Cư dân đã bước đầu nảy sinh tình yêu nghệ thuật, có nhiều mối quan hệ láng giềng,...
Thời kì đồ đá cũ:
mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hoá núi Đọ Sau văn hoá Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì đá cũ ở Việt Nam, đó là văn hoá Sơn Vi
Thời sơ sử
Văn hóa Sa Huỳnh:
là trung tâm hay đỉnh cao của văn hoá thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung, tồn tại từ sơ kì thời đại đồng thau,...
Văn hóa Đồng Nai:
được coi bước mở đầu cho truyền thống văn hoá tại chỗ ở Nam Bộ, Đời sống tinh thần của cư dân văn hoá Đồng Nai được biết đến qua những hiện vật nghệ thuật,...
Văn hóa Đông Sơn:
được hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Xã hội của người Việt đến đây vẫn hoàn toàn là xã hội nguyên thuỷ.
Từ 1858 đến 1945
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam
Đối với chủ thể văn hoá Việt Nam, thái độ của các sĩ phu Việt Nam - những người nhạy cảm với văn hoá đương thời diễn ra ở ba thái cực khác nhau
Về công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế biến nông lâm sản, công nhgiệp thực phẩm
Về giao thông: hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng
Báo chí ra đời, phát triển
Sự xuất hiện của hệ tư tưởng Mác xít trong đời sống văn hóa dẫn tới sự xuất hiện của bộ phận các tác giả cách mạng
Mặc dù chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, văn hoá Pháp với tính chất cưỡng bức nhưng văn hoá giai đoạn này vẫn đạt được những thành tựu lớn, góp phần đưa văn hoá Việt Nam hoà nhập với văn hoá nhân loại.
Thiên niên kỉ đầu công nguyên (thời kì Bắc thuộc)
Văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ
Giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
Bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá Hán
Văn hoá Chămpa
Chính trị: nước Chămpa có một thể chế chính trị tương đối chặt chẽ. Vua đứng đầu, nắm quyền hành tuyệt đối về kinh tế và tôn giáo.
Tôn giáo: thờ thần Inđra và các thần linh khác trong giáo phả của người Ấn Độ, theo đạo Phật, đạo Hồi
Đặc điểm: người Chăm duy trì một nền kinh tế đa thành phần, Chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá và tôn giáo Ấn Độ.
Tiếp thu chữ viết cổ của Ấn Độ là chữ Phạn, tiếp thu kiến trúc Ấn Độ: kiến trúc đền tháp.
Văn hoá Óc Eo
Là sự tiếp nối văn hoá Đồng Nai thời sơ sử nhưng có rộng hơn về mặt không gian và có phần giao thoa với văn hoá Chămpa
Cư dân Óc Eo duy trì nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với rất nhiều loại cây trồng
Từ 1975 đến nay
Nền kinh tế thị trường cũng có không ít mặt tiêu cực đã làm biến dạng nhiều mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng văn hoá sau năm 1975 đã có sự phát triển rõ rệt trong đà hội nhập thế giới.
Nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi căn bản bộ mặt đất nước, kích thích tiềm năng sáng tạo ở nhiều lĩnh vực làm con người trở nên năng động, sáng tạo, tự tin hơn...
Năm 1975, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội
Từ 1945 đến 1975
Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập chấm dứt chế độ thực dân nửa phong kiến ở nước ta.
Cùng với điện ảnh là nghệ thuật sân khấu, tạo hình, tất cả đều rất phát triển
Từng bước xây dựng được một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí của nhân dân
Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng: giai đoạn từ 1945 - 1975, sự giao lưu này diễn ra trong sự tự nhiên và tự giác.