Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 3: ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ (IFRS 13 - FAIR VALUE MEASUREMENT) -…
CHƯƠNG 3: ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ
(IFRS 13 - FAIR VALUE MEASUREMENT)
3.1. Giới thiệu chuẩn mực IFRS 13 -Đo lường giá trị hợp lý
3.1.1 Mục tiêu IFRS 13
Định nghĩa về "Giá trị hợp lý"
Thiết lập khuôn khổ cho việc xác định giá trị hợp lý
Yêu cầu về trình bày và thuyết minh liên quan đến việc xác định giá trị hợp lý.
3.1.3. Các định nghĩa quan trọng
Giá trị hợp lý
Giá trị có thể nhận được khi bán tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có trật tự giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị.
Thị trường hoạt động
Một thị trường trong đó các giao dịch cho tài sản hoặc nợ phải trả diễn ra với tần suất và khối lượng đủ để cung cấp thông tin về giá trên cơ sở hoạt động liên tục.
Thị trường chính yếu
Thị trường có khối lượng và mức độ hoạt động lớn nhất đối với tài sản hoặc nợ phải trả
Thị trường thuận lợi nhất
Thị trường tối đa hóa số tiền sẽ nhận được để bán tài sản hoặc tối thiểu sẽ phải trả để chuyển giao các nghĩa vụ, sau khi tính đến chi phí giao dịch và vận chuyển.
3.1.2. Phạm vi áp dụng
Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả những phần có liên quan đến đo lường giá trị hợp lý hoặc thuyết minh về giá trị hợp lý, ngoại trừ:
Những giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2).
Những giao dịch thuê tài sản (IFRS 16).
Những giao dịch đo lường giá trị tương tự giá trị hợp lý nhưng không phải là giá trị hợp lý
3.2 Nội dung chuẩn mực
3.2.1. Hệ thống phân cấp giá trị hợp lý
( Fair value hierarchy)
3.2.1.1Các đầu vào dựa trên giá đặt mua và giá đặt bán (IFRS 13.70)
Giá được sử dụng để xác định giá trị hợp lý là mức giá trong khoảng giá đặt mua và giá đặt bán bất kể các đầu vào được phân loại trong hệ thống phân cấp đầu vào cho việc xác định giá trị hợp lý ở cấp độ nào
3.2.1.2 Hệ thống phân cấp đầu vào để xác định giá trị hợp lý
Cấp độ 1
Giá niêm yết ở thị trường hoạt động cho tài sản hoặc nợ phải trả giống hệt nhau => giá niêm yết cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất về giá trị hợp lí. Vì thế IFRS yêu cầu giá này được sử dụng bất cứ khi nào có sẵn (số lượng x đơn giá)
Cấp độ 2
Giá niêm yết cho thị trường hoạt động cho các tài sản và nợ phải trả tương tự (không giống hệt nhau)
Giá niêm yết cho tài sản và nợ phải trả giống hệt nhau nhưng ở thị trường không hoạt động thì kém hơn
Đầu vào có thể quan sát được khác ngoài giá niêm yết của tài sản hoặc nợ phải trả
Cấp độ 3
Các đầu vào không thể quan sát được đối với tài sản và nợ phải trả
3.2.2. Đo lường giá trị hợp lý
3.2.2.2 Các kỹ thuật định giá
Phương pháp giá thị trường
Sử dụng giá và các thông tin liên quan khác được tạo ra từ các giao dịch thị trường liên quan đến các tài sản, nợ phải trả giống nhau hoặc tương đương (tương tự) hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả
Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí phản ánh giá trị cần có ở thời điểm hiện tại để thay thế công năng của một tài sản.
Phương pháp thu nhập
Thu nhập, chuyển đổi số tiền trong tương lai (ví dụ như dòng tiền hoặc thu nhập và chi phí) về một số tiền hiện tại (ví dụ chiết khấu).
3.2.2.3 Áp dụng đối với tài sản phi tài chính
Phương pháp xác định:
Áp dụng nguyên tắc cao nhất và sử dụng tốt nhất
Giới hạn khả năng sử dụng theo quy định của pháp luật cũng cần được cân nhắc khi xác định giá trị
Khả năng tạo ra thu nhập hoặc dòng tiền thuần khi sử dụng tài sản trong điều kiện các đặc tính vật lý cũng như giới hạn của luật pháp nhằm tạo ra mức lợi nhuận kỳ vọng mà các bên tham gia thị trường dự tính khi mua và sử dụng tài sản đó.
Các đặc tính vật lý của tài sản cần được xem xét khi xác định giá trị
3.2.2.1 Các yếu tố cần xác định (IFRS 13.B2)
Tài sản hoặc khoản nợ phải trả cụ thể là đối tượng để xác định giá trị (phù hợp với đơn vị áp dụng kế toán).
Đối với tài sản phi tài chính, lập luận về xác định giá trị phù hợp với giá trị hợp lý (phù hợp với cách thức sử dụng tài sản tối đa và tốt nhất).
Thị trường chính yếu (hoặc thị trường thuận lợi nhất) đối với tài sản hoặc khoản nợ phải trả.
Kỹ thuật định giá thích hợp cho việc định giá
3.2.2.4 Áp dụng đối với Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
3.2.3 Trình bày thông tin trên BCTC
Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu
Sau ghi nhận ban đầu, giá trị hợp lý được xác định tại mỗi thời điểm lập BCTC
Ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý