Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
RỐI LOẠN LO ÂU - Coggle Diagram
RỐI LOẠN LO ÂU
NGUYÊN NHÂN
Phân tâm
Theo Freud, RLLA phát sinh từ sự bất lực của việc đè nén những tổn thương, ký ức đau buồn của cá nhân. Ngoài ra, cũng là do sự kiểm duyệt của cái siêu tôi không cho bản năng xuất hiện ở ý thức và cũng là do sự xuất hiện quá mức của cơ chế phòng vệ cái tôi. Và kh năng lượng tâm lý sử dụng cho việc đè nén không còn đủ sức thì những tổn thương, những ký ức đau buồn sẽ xuất hiện ở ý thức dưới hình thức ngụy trang là các triệu chứng của RLLA
Hành vi
Theo điều kiện hóa cổ điển thì phản ứng sợ hãi là việc áp dụng đánh cặp 2 sự kiện. Tức là cho sự kiện A và B xảy ra cùng 1 lúc trước mặt đứa bé. Nếu sự kiện A gây sợ hãi thì sự kiện B cũng sẽ gây sợ hãi. Kể cả khi sự kiện B xảy ra độc lập
Theo điều kiện hóa thao tác, phản ứng sợ hãi được hình thành là được củng cố và lặp đi lặp lại. Ví dụ mỗi lần bạn nêu lên quan điểm của đều bị chỉ trích hay bị phản ứng rất gay gắt thì sau nhiều lần xảy ra. Khi sự việc đó xảy ra thường xuyên sẽ khiến sau này mỗi lần bạn có ý định nêu lên quan điểm của bản thân thì bạn sẽ cảm thấy lo lắng và sợ hãi.
Một hình thức khác của việc hình thành phản ứng sợ hãi đó là thông qua học tập. Ví dụ khi đứa trẻ quan sát thấy mọi người xung quanh sợ rắn thì dần dần đứa trẻ cũng sẽ bắt đầu cảm thấy sợ rắn
Xã hội
Theo quan điểm xã hội, việc con người phải chịu quá nhiều sức ép từ cuộc sống là nguyên nhân dẫn tới RLLA. Cụ thể những người dân sống ở môi trường có quá nhiều sức ép và mối đe dọa thì thường có những biểu hiện giống với triệu chứng của RLLA. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng, tỷ lệ người mắc RLLA ở thành thị thì cao hơn ở những vùng thôn quê hẻo lánh.
Nhận thức hành vi
Theo nhận thức-hành vi, những người mắc RLLA là do họ có những suy nghĩ tiêu cực và họ quá chú ý đến những chi tiết tiêu cực đó. Ngoài ra, sự sai lệch trong nhận thức và việc xử lý thông tin dẫn đến việc họ đánh giá thấp bản thân, có những niềm tin sai lệch, đánh giá thấp khả năng ứng phó trước những vấn đề của bản thân, ...
Yếu tố gia đình
Mâu thuẫn gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, những cách giáo dục hay áp lực từ bố mẹ đối với trẻ em và TTN (những trẻ em được nuôi dưỡng quá cứng nhắc hoặc quá chiều chuộng thường phát triển tâm lý sợ hãi, sợ bị tấn công bởi đối tượng xấu…dễ có nguy cơ rối loạn lo âu khi ở tuổi lớn hơn)
Quan điểm sinh học
Gen Di truyền: 15% là có thân nhân là người có rối loạn lo âu; sự phù hợp cao hơn ở rối loạn ám ảnh cưỡng bức ở người sinh đôi cùng trứng so với cặp sinh đôi khác trứng. Sinh học: rối loạn lo âu liên quan đến sự hoạt động của các chất sinh hóa trong não: vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh ỏ vùng dưới đồi, nhân đỏ và 1 số vùng ở vỏ não, thùy trán, hệ limbic và hành tủy; các thụ thể benzodiazepine liên quan rõ rệt đến cơ chế tạo ra lo âu. Vd: nâng chất dẫn truyền TK GAMA trong não có thể giảm thiểu lo âu tổng lan tỏa; hay người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức có sự thiếu hụt Serotonin, có sự bất thường về chức năng ở 2 vùng não bộ.
TƯ VẤN GIA ĐÌNH
-
Cần quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và lắng nghe trẻ mỗi khi trẻ cần
Quan sát những thay đổi về thể chất cũng như tinh thân của trẻ và ghi chép lại để tiện theo dõi sự tiến triển cũng như những dấu hiệu bất thường của trẻ
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng tâm lý
Cảm xúc
lo lắng, sợ hãi, cáu bẳn, dễ bị kích động, dễ tức giận, ...
Nhận thức
có nhiều suy nghĩ ám ảnh, phi lý, thường tưởng tượng ra nhiều tình huống/ kết quả xấu
Hành vi
lóng ngóng, dễ làm đổ vỡ đồ vật, không chịu ngồi yên một chỗ, né tránh những tình huống/ hoàn cảnh được xem là mối đe dọa
Triệu chứng cơ thể
Hệ hô hấp
rối loạn nhịp thở, khó thở, cảm giác thiếu dưỡng khí, ...
Hệ tiêu hóa
khô miệng, co thắt cổ họng, khó nuốt, ăn không ngon, co thắt dạ dày, chướng bụng
Hệ tim mạch
cảm giác co thắt lồng ngực, đau ngực, hồi hộp, tăng huyết áp nhu động mạch, ...
Các biểu hiện khác
tăng trương lực cơ, run, mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi, đau đầu, ...