Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nội dung quan điểm của HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời…
Nội dung quan điểm của HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Là nhà yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh đã triệt để phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
Hồ Chí Minh đã suốt đời đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị giữa Việt Nam và các dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, từ đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế
Đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình
Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, bao giờ Hồ Chí Minh cũng
tích cực và quan tâm đến phát huy sức mạnh của dân tộc, coi nguồn lực nội sinh giữ vai trò quyết định
, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ phát huy được tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh.
Trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh
luôn luôn nêu cao khẩu hiệu "tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính",
"muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã
Hồ Chí Minh cho rằng, muốn tranh thủ được sức mạnh thời đại, ngoài sức mạnh cần thiết bên trong, còn
phải có đường lối độc lập tự chủ đúng đắn mới tranh thủ được sức mạnh thời đại.
Nêu cao chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế,
tranh thủ cao nhất sự ủng hộ và giúp đỡ của loài người tiến bộ
, nhân dân ta đ
ồng thời tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở: phải coi cuộc đấu tranh của bạn cũng như cuộc đấu tranh của ta... Người cùng một hội, một thuyền phải giúp đỡ lẫn nhau.
Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới
Do nhận thức đúng sự chuyển biến của thời đại, HCM sớm nhận thức và gặp được Luận cương của Lenin. Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ khăng khít của cách mạng vô sản. vì vậy cần phải liên minh các dân tộc thuộc địa và dân tộc các nước trên thế giới.
Sau khi nắm được đđ của thời đại mới, HCM đã hđ ko mệt mỏi để gắn cách mạng VN với cách mạng thế giới. Nguyên nhân suy yếu của các đan tộc là do sự biệt lập, vì vậy cần phải liên kết An Nam với các dân tộc trên thế giới. Làm cho các dân tộc vốn xa cách trở nên gần gũi nhau hơn.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước do chưa có đường lối đúng đắn
Nhờ nắm bắt được đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại mới mà chủ tịch HCM đac xác định đúng đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng đúng đăn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Có quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng "làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ"
Thực hiện quan điểm đối ngoại hòa bình, hữu nghị, Hồ Chí Minh đã thể hiện là một nhà ngoại giao mẫu mực,
vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược
, "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Hồ Chí Minh chủ trương giương cao ngọn cờ hòa bình, đoàn kết quốc tế, đồng thời luôn
phân biệt rõ bạn, thù của cách mạng
, tỉnh táo với mọi âm mưu xấu xa của các thế lực phản động quốc tế,
trân trọng mọi sự giúp đỡ, hợp tác chân thành,
nhưng cũng kiên quyết đấu tranh chống sự chia rẽ, xâm lược.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng, vun đắp cho tình hữu nghị,
hợp tác và đoàn kết giữa nhân dân các nước theo tinh thần "bốn phương vô sản đều là anh em"
nhằm tạo nên sức mạnh to lớn cho sự nghiệp cách mạng của các dân tộc.
Trong quan hệ rộng mở với nhân dân các nước, Hồ Chí Minh đã
dành ưu tiên cho mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em. N
gười cũng hết sức coi trọng, thiết lập mối quan hệ hữu nghị, láng giềng với các nước trong khu vực dù có chế độ chính trị khác nhau.