Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 9: Hóa Học Và Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội, Môi Trường, Vật…
Chương 9: Hóa Học Và Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội, Môi Trường
Hóa học và vấn đề xã hội
Hóa học với việc bảo vệ sức khỏe con người
Hóa học và vấn đề May mặc
Hóa học và vấn đề Lương thực, thực phẩm
Hóa học và vấn đề môi trường
Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường
Hóa học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường
Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế
Vấn đề Năng lượng và nhiên liệu
Vấn đề Vật liệu
Vật liệu có nguồn gốc vô cơ.
Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ.
Vật liệu mới
Chất thải sinh hoạt
Chất thải do sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh,…
a.Thực trạng
Các nguồn năng lượng, nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên… không phải là vô tận mà có giới hạn và ngày càng cạn kiệt.
Khai thác và sử dụng năng lượng hoá thạch còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường và làm thay đổi khí hậu toàn cầu.
b. Hoá học đã góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào trong hiện tại và tương lai?
Điều chế khí metan trong lò biogaz.
Điều chế etanol từ crackinh dầu mỏ để thay thế xăng, dầu
Sản xuất ra chất thay cho xăng từ nguồn nguyên liệu vô tận là không khí và nước.
Sản xuất khí than khô và khí than ướt từ than đá và nước
Năng lượng được sản sinh ra trong các lò phản ứng hạt nhân được sử dụng cho mục đích hoà bình.
Năng lượng thuỷ điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều…
Năng lượng điện hoá trong pin điện hoá hoặc acquy.
a. Hiện trạng
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật, nhu cầu của nhân loại về các vật liệu mới với những tính năng vật lí và hoá học, sinh học mới ngày càng cao.
b. Hoá học đã góp phần giải quyết vấn đề về vật liệu như thế nào?
Vật liệu nano (còn gọi là vật liệu nanomet)
Vật liệu quang điện tử.
Vật liệu compozit.
Do sự bùng nổ dân số và nhu cầu của con người ngày càng cao, do đó vấn đề đặt ra đối với lương thực, thực phẩm là: Không những cần tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
Hóa học đã góp phần làm tăng số lượng và chất lượng về lương thực, thực phẩm. Nghiên cứu và sản xuất các chất hóa học có tác dụng bảo vệ và phát triển động thực vật như: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng.... Bằng phương pháp hóa học, tăng cường chế biến thực phẩm nhân tạo hoặc chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Nếu con người chỉ dựa vào tơ sợi thiên nhiên như bông, đay, gai,...thì không đủ.
Ngày nay việc sản xuất ra tơ, sợi hóa học đã đáp ứng được nhu cầu may mặc cho nhân loại.
So với tơ tự nhiên (sợi bông, sợi gai, tơ tằm), tơ hóa học như tơ visco, tơ axetat, tơ nilon,....có nhiều ưu điểm nổi bật: dai, đàn hồi, mềm mại, nhẹ, xốp, đẹp và rẻ tiền.
Các loại tơ sợi hóa học được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp nên dã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và mĩ thuật.
Nhiều loại bệnh không thể chỉ dùng các loại cây cỏ tự nhiên trực tiếp để chữa trị.
Nhiều loại bệnh không thể chỉ dùng các loại cây cỏ tự nhiên trực tiếp để chữa trị.
Tác hại của việc Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.
Các loại ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm không khí, Ô nhiễm nước , Ô nhiễm đất
a. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có bụi có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,…
Nguyên nhân: Do thiên nhiên , Do hoạt động của con người
Nguồn gây ô nhiễm: Do khí thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt,...Các chất khí gây ô nhiễm không khí như: CO, CO2 , SO2, H2S, NXOY, CFC, …
Gây ra hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất nóng lên, khí hậu khác thường, thiên tai thảm khốc,…ảnh hưởng đến cuộc sống con người và môi trường sinh thái.
Gây bệnh tật (tim, phổi, da,xoang, mắt, …) và có thể gây tử vong.
Gây sự phá hủy tầng ozon, gây nhiều tác hại sức khỏe con người, tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật.
Gây khói mù quang hóa,Tạo mưa axit, tác hại cho cây trồng,vật nuôi,phá hủy các công trình kiến trúc,di tích lịch sử,…
b. Ô nhiễm môi trường nước
Là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Phân loại:
Theo thời gian: Thường xuyên kéo dài hay tức thời.
Theo bản chất các chất gây ô nhiễm: ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh.
Theo vị trí không gian: ô nhiễm sông, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm biển
Nguồn gốc
Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, bão, lũ lụt,…Nước mưa rơi xuống nhà cửa, đồng ruộng, nhà máy, đường phố,…kéo theo các chất bẩn xuống các nguồn nước
Nguồn gốc nhân tạo: Chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, bệnh viện, trại chăn nuôi, trường học, cơ sở sản xuất chế biến, khu công nghiệp, hoạt động giao thông,sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…
Là hệ sinh thái đất bị mất cân bằng khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn.
Nguồn gốc:
c. Ô nhiễm môi trường đất
Tác nhân gây ô nhiễm:
Các ion kim loại nặng( As,Pb,Hg,Sb,Cu,Mn,...)
Các ion kim loại nặng( As,Pb,Hg,Sb,Cu,Mn,...)
Thuốc bảo vệ thực vật,phân bón hóa học,thuốc kích thích sinh trưởng,…
Tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước:
Con người uống nước từ các nguồn nước ô nhiễm cũng dễ mắc các bệnh đường ruột như thổ tả, thương hàn và các bệnh dễ lây nhiễm khác.
Con người nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác gây nên những tác hại khôn lường về sức khỏe và sinh mạng
Ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển hay bị hủy diệt của động thực vật
Tự nhiên: hoạt động của núi lửa, lũ lụt ngập úng, ngập mặn do thủy triều,…
Con người:
Chất thải nông nghiệp:phân bón, chất bảo vệ thực vật, chất kích thích vật nuôi, cây trồng,…
Chất thải do phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, bệnh viện, chợ,…
Tác hại:
Gây ra những tổn hại lớn về sản xuất, kinh tế và đời sống
Dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu bị phân hủy rất chậm và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động vật-người, gây ra những tác hại khó lường.
a. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
Quan sát: Có thể nhận biết môi trường nước, không khí, đất bị ô nhiễm qua màu, mùi, trạng thái.
Xác định bằng thuốc thử: pH, nồng độ các ion ( Hg2+, Pb2+,NO3- ,…)
Xác định bằng các dụng cụ đo:máy sắc ký, khí kế đo hàm lượng, thành phần khói,bụi,chất khí,…
b. Vai trò của Hóa học trong xử lí ô nhiễm môi trường
Trong công nghiệp:Phải tuân thủ quy trình xử lý chất thải
Trong nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng đúng quy định, đúng quy trình.
Các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm:Phải phân loại, xử lý trước khi thải ra môi trường
Trong khu dân cư: Rác phải được thu gom, phân loại để thu hồi, tái chế, xử lý chống ô nhiễm môi trường
Dam Duc Thinh