Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 2: Các khái niệm cơ bản của kinh dịch - Coggle Diagram
Bài 2: Các khái niệm cơ bản của kinh dịch
Các khái niệm Dịch, Tượng,
Từ, Thời của Kinh Dịch
Dịch
Chữ “Dịch” được ghép từ 2 chữ Nhật (mặt trời) và Nguyệt (mặt trăng)
Hàm ý: âm dương phối hợp luân chuyển, ngày tháng (thời gian) luân chuyển không ngừng; “thể hiện mọi lẽ biến hóa của vũ trụ”, “thay đổi cho nhau”, “di chuyển hoài”.
Chữ “Dịch” trong tiếng Hán cổ được ghép từ 2 chữ Nhật (mặt trời) và Vật
Hàm ý: quan sát, sáng sớm ngửa lên quan sát mặt trời để tìm hiểu sự biến chuyển của sự vật trong vũ trụ mà thấu triệt đạo lý của trời đất, biết việc không nên làm, đúng thời đúng lúc hãy làm và đừng làm trái lẽ phải (ngưỡng nhật nhi tri vật). Quan thiên văn, sát địa lý, quán nhân sự
Hàm ý: nói lên sự biến hóa của sự vật theo thời gian và không gian
Chữ “Dịch” bao hàm 3 nghĩa:
Bất dịch (không thay đổi): bản chất của thực thể. Mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên những thay đổi đó luôn luôn tuân theo những quy luật, những nguyên tắc phổ quát không hề thay đổi theo không gian và thời gian. Ví dụ: sinh – trưởng – hóa – thu – tàng; thịnh – suy; tính chất luôn có đôi (nam – nữ); tính chất luôn luôn động...
Giao dịch: mọi sự vật hiện tượng muốn tồn tại phải có sự trao đổi, có sự giao nhau giữa hai cái đối lập (nam – nữ; âm – dương...)
Biến dịch: sau khi giao nhau tất phải tạo ra cái mới. Có giao nhau mới có “sinh sinh hóa hoá”, mới có sự luôn luôn đổi thay. “Sinh sinh chi vị Dịch” (Hệ từ thượng).
Tượng
Có 2 loại “Tượng”:
Hình thái: nguyên bản là vật, còn tượng là cái phỏng theo
Biểu tượng: “thiên thùy tượng, kiến cát hung, thánh nhân tượng chi”
Vật tượng (hiện tượng): biểu tượng cho một vật. Quẻ Ly biểu tượng cho lò lửa
Ý tượng: biểu tượng cho một ý. Chẳng hạn như quẻ Càn biểu tượng sự mạnh mẽ rắn chắc. Cây tre tượng trưng cho sự ngay thẳng. Chim bồ câu biểu tượng cho hòa bình. Trong Tượng truyện, ý tượng được dùng nhiều nhất
Chữ “Tượng” trước mang nghĩa hình thái. Chữ “Tượng” sau mang nghĩa biểu tượng
“Tượng” (mọi biến đổi đều được biểu hiện bằng tượng, người ta mô phỏng tượng để tổ chức đời sống)
Từ
Từ là quan niệm cơ bản thứ ba của Kinh Dịch.
❑ Từ: hàm ý vừa là lời, vừa là phán đoán (từ, tụng dã – từ là nói ra thành lời vậy).
❑ Dịch thể hiện qua “Tượng” (ý tượng), muốn diễn đạt mọi điều về tượng, muốn hiểu được vạn vật cần phải dùng “Từ”. ❑ Nhờ lời mà biết được những ẩn chứa trong quẻ, những điều kiết (lành), hung (dữ), động, tĩnh của “Tượng”.
❑ Như vậy, theo Kinh Dịch, từ là lời phán đoán về lành, dữ, động, tĩnh của hào và quẻ. “Biện cát hung giả tôn hồ từ” (phân biệt lành dữ là ở “Từ” – Hệ từ
“Tượng” là do đấng thánh nhân thấy điều sâu kín của thiên hạ mà suy ra hình dáng và lấy tượng ở vật thích nghi gọi là “Tượng”; đấng thánh nhân thấy sự hoạt động trong thiên hạ, xem sự tụ hội và thông thường mà thi hành điều lẽ, trình bày bằng lời nói để quyết đoán sự tốt xấu, nên gọi là hào” (Hệ từ thượng truyện).
“Từ” (dùng lời để phán đoán việc mô phỏng tượng đó là lành hay dữ, tốt hay xấu, nhờ đó mà hành động có phép tắc, tiêu chuẩn).
Thời
Đúng lúc (kịp thời, đắc thời): muốn kịp thời phải biến cách, thay đổi đi. Biết đắc thời có nghĩa là biết áp dụng Dịch
Tùy thời: có nghĩa là “biết lúc nào nên cương, lúc nào nên nhu, lúc nào nên tiến, lúc nào nên lùi, lúc nào nên động, lúc nào nên tĩnh, lúc nào nên nhường nhịn, lúc nào nên tấn công,....
Giải thích khái niệm Thái cực
Thái: to lớn
Cực: vô cùng, vô tận
Thái cực: vô hạn, vô cũng to lớn, bao trùm khắp vũ trụ
Dịch là biến đổi, thái cực là khởi điểm của quá trình biến đổi, "nguyên khí" và "khí tiên thiên" ẩn chứa 2 nguyên lý âm dương
Lão tử
Đạo: là bản thể của vũ trụ, nguồn gốc biến hóa của vạn vật
Đạo: một âm một dương gọi là Đạo, biến động là thuộc tính
Đạo: tương đương với trạng thái hỗn độn của Thái cực, trong lòng Đạo tàng chứa 2 mặt đối kháng âm dương, đó là giường mối của trời đất và muôn vật
Trang tử
Đạo: sinh ra vũ trụ, không trông thấy, không sờ thấy, nhưng có mặt ở khắp nơi, biến hóa vô cùng, là nguồn gốc của mọi vật chất hữu hình
Năng lượng vũ trụ là khởi nguồn của sự sống muôn loài. Sự rung động, tương tác, va đập của các sợi năng lượngvới các tần số, cường độ và tính chất khá nhau hình thành nên thế giới hữu hình
Trường năng lượng:
vật lý hiện đại
Khổng Tử:
Thái cực: Khởi thủy vũ trụ
Thái cực là thể bao bọc của 2 khí âm dương, là trạng thái mù mịt của khí nguyên thủy ban đầu trước khi vạn vật hóa sinh
Thái cực dinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng lại sinh bát quái, diễn sinh mãi mãi cho đến vạn vật vô cùng vô tận
Sự phát sinh phát triển và biến hóa của vạn vật được quyết định bởi tác động lẫn nhau của 2 khí âm dương. Quy luật diễn sinh từ vạn vật đến bát quái thể hiện vạn vật trong vũ trụ bắt nguồn từ 1 thể thống nhất
Thái cực đồ
Cơ sở vật chất của Thái cực là 2 khí Âm dương
Chúng không cô lập chia cắt mà bao bọc lẫn nhau, nương tựa vào nhau
Âm dương là thể thống nhất liên hệ qua lại và chế ước lẫn nhau
Ý nghĩa thái cực
Mọi sự vật hiện tượng dù rộng lớn hay nhỏ bé đều có thái cực riêng
Tất cả mọi chi tiết, dù nhỏ nhặt, bên trong một sự vật hiện tượng nào đó (trong đó có con người) đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau mà hoà nhập vào nhau tạo thành một tổng thể
Nhân thân tiểu vũ trụ
Con người là một vũ trụ thu nhỏ nằm trong đại vũ trụ, có cấu tạo như đại vũ trụ, là một phần của đại vũ trụ, mà cũng chính là đại vũ trụ. Giữa con người và vũ trụ luôn hòa hợp nhau, “Vạn vật đồng nhất thể”
Đời sống xã hội: Mỗi sự vật hiện tượng là một tổng thể, tuy có cái riêng của nó nhưng cũng có cái chung của đại vũ trụ
Dưỡng sinh khí công: Đem thái cực của mình hòa hợp với thái cực của vũ trụ, lấy khí vũ trụ biến thành khí của mình (chú trọng thắt lưng, hít thở)
Xây dựng học thuyết Mệnh môn: Mệnh môn là nơi ở của thần, tinh, là nơi sinh ra nguyên khí. “Hỏa của mệnh môn là nguyên khí, thủy củamệnh môn là nguyên tinh, ngũ dịch đủ thì hình thể cường tráng, ngũ khí đủ thì dinh vệ điều hòa,vì vậy thủy hỏa của Mệnh môn là gốc của mười hai tạng”
Xây dựng học thuyết về Khí: Nguyên khí vận động thì sinh hóa Khí bao hàm toàn bộ những vật chất vô hình và không ngừng vận động, là hoạt động sống, là tổng hợp các hoạt động sinh lý của tạng phủ- kinh lạc, nguồn gốc của các hoạt động sinh mệnh cơ thể
Giải thích khái niệm Lưỡng nghi
LƯỠNG: là 2, nhưng không tách rời nhau được.
NGHI: mẫu mực (bộc lộ ra ngoài để người khác noi theo)
LƯỠNG NGHI: Âm Dương, là 2 tiêu chuẩn, 2 khuôn mẫu nền tảng của vũ trụ.
Lịch sử học thuyết âm dương
Trước Trâu Diễn: Nghĩa của ÂM ➢ Mây che mặt trời (đây là nghĩa đầu tiền nhất của chữ Âm) ➢ Úp lên trên, che lại. ➢ U ám ➢ Nơi kín đáo ➢ Nơi u ám. bị che khuất. Giai đoạn này chữ Dương có các nghĩa : ➢Nơi để dựng cờ, dưới ánh nắng mới lên, cờ bay phất phới, ý nói người quân tử dương dương tự đắc ý khí bay bổng như cờ bay trong nắng. Đây là nghĩa đầu tiền của chữ Dương ➢ Mặt trời ➢ Ánh sáng rực rỡ như mặt trời ➢ Hướng về mặt trời, khí hậu hoà hoãn ➢ Chính diện, biểu diện hay nam diện ➢ của dòng sông hay quả núi. Âm Dương chưa đại diện tổng quát cho một khái niệm nào, dùng để chỉ một vật hay một vấn đề nào đó mà thôi, chưa mang tính khái quát của một học thuyết.
Sau Trâu Diễn: ➢ Từ Hệ từ truyện về sau (Dực truyện: Hệ từ, Văn ngôn, Thuyết quái,...) dùng rất nhiều chữ Âm Dương và dần mang tính khái quát ➢ Tất cả các từ cùng tính chất có thể gọi chung một chữ Âm hay chữ Dương. ➢ Tất cả những gì “động, nóng, sáng, trong, nhẹ, nổi lên trên,,...” thuộc Dương ➢ Tất cả những gì “tĩnh, lạnh, tồi, đục, nặng, hướng xuống dưới,…” thuộc âm. Khái quát âm dương thành khái niệm, học thuyết, ứng dụng nhiều và có vai trò quan trọng trong YHCT
Học thuyết âm dương
Âm Dương là vũ trụ quan của Kinh Dịch. Đây là tư tưởng cơ bản nhất và được đề cập phổ biến nhất. 2 tính chất quan trọng
❖ Cặp đôi: có đôi và không bao giờ rời nhau, cái này tồn tại là do cái kia qui định;
❖ Biến động không ngừng, sự biến động đó luôn có tính chu kỳ
Nhờ đó mà mọi sự vật hiện tượng có thể “sinh, trưởng, hóa, thu, tàng” và tồn tại.
❖ Âm Dương là một học thuyết mô tả tính chất luôn luôn có đôi, luôn luôn vận động và vận động theo chu kỳ của mọi sự, mọi vật, mọi hiện tượng trong vũ trụ.
❖ Học thuyết Âm Dương là một học thuyết có giá trị nhất của Đông phương và là nền tảng cho hầu như tất cả các môn khoa học của Đông phương
Âm và dương tuy đối lập nhưng không hoàn toàn phủ định nhau, chúng bổ sung, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau Ví dụ như: thành công và thất bại, tuy đây là 2 điều đối lập trong cuộc sống, nhưng thất bại lại là tiền đề của thành công: “Thất bại là mẹ thành công”, “Ai nên khôn không khốn đôi lần
Thuộc tính quan trọng nhất của âm dương: Vạn vật trên đời luôn có tính 2 mặt, không có cái gì tồn tại mà không có cái đối lập với nó
Theo âm dương, bất kỳ cái gì tồn tại trên dời cũng phải có cái đối lập với nó, có rắc rối nảy sinh thì cũng sẽ có cách giải quyết rắc rối đó, «Có sinh tất có diệt»
Tính 2 mặt của vạn vật trong học thuyết âm dương còn thể hiện ở cách chúng ta nhìn sự vật hiện tượng. Cùng 1 hiện tượng nhưng khi cách nhìn khác nhau sẽ có kết quả khác nhau
Thuộc tính quan trọng thứ 2 của âm dương: Sự so sánh là âm hay Dương chỉ mang tính chất tương đối
Các luật cơ bản của học thuyết âm dương
Âm dương đối lập: Là sự tương phản, chế ước giữa 2 mặt Âm Dương. Sự chế ước của 2 mặt âm dương làm cho sự vật đạt trạng thái cân bằng động. Ẩm thực: hải sản có tính lạnh thường nấu với gừng, riềng, sả,..có tính lạnh để quân bình Làm việc trí óc nhiều (tĩnh-âm) thì nên nghỉ ngơi bằng hoạt động tay chân như chơi thể thao (động-dương) Thuốc hàn trị bệnh nhiệt, thuốc nhiệt trị bệnh hàn
Âm dương hỗ căn: ➢ Tuy đối lập nhau, nhưng luôn gắn liền với nhau (Âm Dương tương giao hòa hợp), nương tựa nhau để tồn tại. ➢ Tách rời Âm khỏi Dương thì không thứ gì có thể tồn tại (Cô Âm bất sinh, cô Dương bất trưởng). ➢ Không có Âm sẽ không có Dương, không có Dương thì Âm cũng không tồn tại. ➢ Thí dụ: Nếu không có ánh sáng thì không có khái niệm bóng tối, không có có cái cứng hơn nó thì cũng không biết là nó mềm, v.v.. ➢ Hệ quả của qui luật này là: Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm (Âm trung chi Dương, Dương trung chi Âm).
Âm dương hỗ dụng: ❖ 2 mặt không ngừng thúc đẩy, trợ giúp lẫn nhau ❖ Âm bên trong do dương giữ gìn. Dương bên ngoài do âm điều khiển
Âm dương tiêu trưởng: − Âm Dương vận động không ngừng và vận động ngược chiều nhau (Âm tiêu Dương trưởng, Dương tiêu Âm trưởng). Khi Âm tăng lên thì Dương sẽ đồng thời giảm đi và ngược lại. Thí dụ: Trời càng về sáng thì bóng đêm càng lui dần v.v... − Hệ quả của qui luật này là: Khi Dương phát triển đến cực độ sẽ chuyển hóa sang Âm và ngược lại (Âm cực nhất Dương sinh, Dương cực nhất Âm sinh, Hàn cực sinh Nhiệt, Nhiệt cực sinh hàn). Thí dụ: Xuân ấm chuyển sang Hè, khi nóng dần đến cực độ sẽ bắt đầu xuất hiện khí hậu mát của Thu và dần đến cái lạnh của mùa Đông, khi lạnh đến cực độ lại xuất hiện cái ấm của Xuân. ❖ Cần thiết cho để điều hòa sự tuần hoàn của trời đất, nếu dương cực thịnh mãi thì âm khí không phát sinh được và ngược lại → sự sinh hóa vạn vật trong trời đất sẽ rối loạn ❖ Sự chuyển biến của âm dương giữ vai trò quan trọng trong sự biến hóa của vũ trụ
Âm dương bình hành: Âm Dương bình hành không có nghĩa là Âm Dương bằng nhau theo “trị số tuyệt đối” mà có nghĩa là quân bình, thăng bằng, một thế thăng bằng “động”. Dương tăng lên bao nhiêu thì Âm sẽ giảm đi bấy nhiêu (theo hướng ngược lại) và ngược lại. Đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng,... tất cả nhằm dẫn đến một kết quả cuối cùng là sự quân bình. Nhờ có quân bình mới có tồn tại.
Luật phản phục: ➢Luật phản phục chính là cách diễn đạt khác của hệ quả từ qui luật Âm Dương tiêu trưởng. ➢Trường phái Dịch học tin ở luật tuần hoàn. Vũ trụ và xã hội luôn vận hành theo luật vòng tròn quay trở về cái ban đầu và cái ban đầu đó là Dương và Âm. Luật đó được gọi là luật “phản phục” ➢Âm Dương thay thế nhau theo nguyên lý “thịnh cực tắc suy, vật cùng tắc biến” và biến chính là phản phục.
Thái cực đồ
Hai diện tích trắng và đen tượng trưng cho Âm và Dương đối xứng nhau (Âm Dương mâu thuẫn đối lập).
Tất cả nằm trong một vòng tròn gắn chặt với nhau, thống nhất nhau (Âm Dương hỗ căn).
Trong mỗi diện tích có một chấm có màu ngược lại (Trong Âm có Dương, Trong Dương có Âm).
Mỗi diện tích trắng hay đen đều có một đầu nhọn nhỏ, một đầu tròn to, xếp đặt uốn cong theo chiều kim đồng hồ (Âm Dương tiêu trưởng, Dương cực sinh Âm, Âm cực sinh Dương).
Kẻ một đường kính bất kỳ qua tâm của hình tròn này đều thấy tổng chiều dài đường kẻ qua phần Dương bằng tổng chiều dài qua phần Âm (Âm Dương bình hành).
Toàn bộ Thái cực đồ chỉ có nét tròn, biểu hiện cho tính chất vận động không ngừng của mọi sự vật hiện tượng