Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các cách tiếp cận chương trình học - Coggle Diagram
Các cách tiếp cận chương trình học
Tiếp cận theo nội dung
Nội dung
Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết thông qua các định nghĩa, định luật,..theo thứ tự SGK thành hệ thống kiến thức
Suy ra
ít chú trọng các kỹ năng thực hành, chủ yếu dạy học trên lý thuyết
chương trình SGK thiết kế chung cho tất cả học sinh -> không phù hợp với khả năng, năng lực của từng em.
được lựa chọn dựa vào các khoa học chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình.
Phương pháp
Người dạy là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức được quy định sẵn.
Người học có phần “thụ động”, ít phản biện, ít đặt câu hỏi.
sử dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống
Giáo án thường được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho cả lớp.
Người học ít có điều kiện tìm tòi, mở rộng thêm bởi kiến thức đã được có sẵn trong sách.
Mục tiêu
chú trọng đến việc hình thành kiến thức qua từng bài học
học chỉ để thi, còn hiểu không quan trọng lắm
Với góc nhìn của bản thân
Với các môn học Đại cương mà em được học như Triết học Mac- Lenin, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh,... nhìn chung các môn học này đang tiếp cận nội dung cho người học là phần lớn. Bởi vì chú trọng đến việc hình thành kiến thức qua từng bài học theo từng giai đoạn, sự kiện một cách lý thuyết mà không áp dụng hay liên hệ thực tiễn một cách thực tế (có liên hệ thực tiễn nhưng không thực tế, không mang tính lâu dài). Dẫn đến việc người học chỉ lấy mục tiêu học để thi thôi.
Còn những môn về An ninh- quốc phòng thì trong quá trình học quân sự, vừa lý thuyết lẫn thực hành được song song với nhau rất cuốn người học, (xưa- nay vẫn còn lưu giữ và rèn luyện) đã giúp người học chiêm nghiệm những gì mang ông cha ta gậy dựng, là kim chỉ nam cho người trẻ chúng ta ngày nay.
Suy ra
Như vậy, phải tuỳ môn học, kiến thức, đối tượng học,... mà người dạy sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận nội dung cho người học một cách phù hợp và hợp lý.
Khái niệm
lấy nội dung môn học làm trung tâm (subject - centered)
“quá trình truyền thụ kiến thức”
Kiểm tra và đánh giá
chủ yếu được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với nội dung đã học
chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Môi trường
sắp xếp cố định (theo các dãy bàn), người dạy ở vị trí trung tâm
Tiếp cận theo năng lực(Competency- Based Education, CBE)
Mục tiêu
Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực
Học để áp dụng vào cuộc sống, học để biết làm
Nội dung
Sách giáo khoa không trình bày thành hệ thống mà phân nhánh và xen kẽ kiến thức với hoạt động
Nội dung không quá chi tiết, có tính mở nên tạo điều kiện để người dạy dễ cập nhật tri thức mới.
Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
Đặc điểm bồi dưỡng năng lực
Tập trung vào những gì người học cần phải học để đáp ứng các kĩ năng trong bối cảnh sống
Sử dụng tài liệu, phương tiện truyền thông, và các vật liệu thực tế của cuộc sống hướng đến mục tiêu năng lực
Sử dụng đa dạng các kĩ thuật giảng dạy và hoạt động nhóm
Cung cấp cho người học thông tin phản hồi kịp thời về đánh giá năng lực thực hiện.
Người học sẽ phải học theo các nội dung, kĩ năng thiết kế trong chương trình cho đến khi chứng minh được là mình đã làm chủ những kĩ năng cần thiết theo yêu cầu của chương trình
Từng bước đáp ứng nhu cầu của người học.
Mô tả năng lực một cách cụ thể, có thể đo lường được (bằng thang đo Bloom, Smart,...
Người học chứng tỏ làm chủ được những năng lực đã xác định trong chương trình
Phương pháp
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...)
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học
Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác
Những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp...
Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học
Khái niệm
Dạy học tiếp cận theo năng lực nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học của người học, học được cái gì đến chỗ quan tâm người học vận dụng được cái gì qua việc học.
Môi trường
Linh hoạt, người học luôn ở vị trí trung tâm, người dạy là người hướng dẫn và hợp tác.
Kiểm tra và đánh giá
quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau.
Góc nhìn của bản thân
Nhìn chung, tiếp cận theo phát triển năng lực là sự mô tả mức độ phát triển khác nhau mà người học cần hoặc đạt được.
Về thuận lợi: Cơ sở để xác định phát triển năng lực chung cho từng nội dung đánh giá chính là những yêu cầu cần đạt về năng lực chung được quy định trong chương trình giáo dục của bộ GD&ĐT. Vì vậy, giáo viên dễ dàng xây dựng được các bậc thang trong đường phát triển.
Về mặt khó khăn: Phát triển năng lực không có sẵn mà giáo viên phải tự xác định và xây dựng thông qua quá trình giảng dạy và đánh giá dựa trên từng năng lực của học sinh. Chính vì vậy để sự đánh giá được chính xác, người giáo viên phải xây dựng thêm thang đo cho từng bậc thang trong sự phát triển.
Tiếp cận lấy người học làm trung tâm
Nội dung
là việc học hoàn toàn do người học quyết định và người học có thể đưa ra sự chọn lựa về việc học cái gì, học như thế nào và học khi nào ngay từ lúc họ bắt đầu sắp xếp việc học của mình có sự hỗ trợ, hướng dẫn của người dạy.
Hình thức dạy học giúp cho người học chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư duy nhận thức cho người học, phát huy mạnh mẽ tính tích cực trong học tập
Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm không những không hạ thấp vai trò của người dạy mà trái lại đòi hỏi người dạy phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.
những điều kiện giáo dục nhất định như: ý thức tự giác học tập của học sinh cao, cơ sở vật chất phục vụ dạy học đầy đủ và phù hợp, giáo viên có năng lực khơi gợi tạo tình huống, môi trường giáo dục xã hội thuận lợi, nguồn tài liệu,…
cần thiết phải kéo theo một loạt các hoạt động giáo dục khác tương ứng: kiểm tra, đánh giá, thi cử cũng như nội dung và cách thức thi.
Kiểm tra, đánh giá
Người dạy đóng vai trò người hướng dẫn người học các cách thức tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
sẽ giảm thiểu thời gian quá trình người dạy phải đánh giá từng thành viên khi mà người học đã có đủ những kiến thức cơ bản để có thể đánh giá.
Người học tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng phần trong chương trình học tập
gười học tự chủ động được việc tự học vì hiện tại người dạy không còn theo sát,
Mục tiêu
để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu
góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội.
phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại
Phương pháp
GV quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể HS để xây dựng bài học. Giáo án được thiết kế theo kiểu phân nhánh.
được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của HS và cách tổ chức các hoạt động đó,
rèn luyện vè phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu.
với khả năng diễn biến các hoạt động của HS để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo diễn tiến của tiết học, thực hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của HS
tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập hoặc theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu…)
tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng phần trong chương trình học tập,
chú trọng bổ khuyết những mặt chưa đạt được so với mục tiêu trước khi bước vào một phần mới của chương trình.
khuyến khích óc sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của HS trước những vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tế.
Khái niệm
lấy học sinh làm trung tâm là đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy - học,
xem cá nhân người học - với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người - vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó
Với góc nhìn của bản thân
“Lấy người học làm trung tâm” – Vai trò của người thầy vẫn cần phải tỏa sáng
người dạy phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học mới phù hợp với học sinh của mình để kích thích sự tìm tòi và khả năng tư duy của học sinh.
“lấy người học làm trung tâm” thì người thầy vẫn là “linh hồn” của từng giờ học bởi người thầy chính là “nguồn phát” tạo cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, kích thích được tính chủ động và sáng tạo của học sinh.
Với cách dạy và học mới: trao đổi thảo luận giữa thầy và trò không hề làm giảm vai trò của người thầy mà ngược lại nó sẽ giúp thầy và trò có thể hiểu nhau hơn, các vấn đề đưa ra thảo luận sẽ được gỡ rối triệt để hơn và quan trọng là trò sẽ tiếp nhận đượ kiến thức một cách sâu sắc.
Hướng đến lợi ích của người học
Tiếp cận hệ thống
Phương pháp
Người học tìm tòi các kiến thức mới trong các hoạt động trải nghiệm, thực tế trong cuộc sống
Giáo án thiết kế rõ ràng chi tiết, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Người dạy hướng dẫn cho học sinh cách tiếp cận bài một cách trình tự, không lan man, dài dòng, phức tạp hoá
Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra kiến thức thực tiễn thông qua các hoạt động để đánh giá mức độ hiểu của học sinh
Thông qua quá trình học tập và hiểu kiến thức và tiếp thu kiến thức mới của học sinh
Người dạy đánh giá dựa trên nặng lực của học sinh
Đặc điểm
Sự thừa nhận rằng các mô hình tồn tại trước đó và các ý tưởng đã được định trước thường hạn chế khả năng của chúng ta trong việc thấu hiểu ngữ cảnh cụ thể.
Tập trung vào việc thúc đẩy và sử dụng các nguồn lực phức tạp.
Tìm kiếm các giải pháp theo ngữ cảnh cụ thể thay vì các giải pháp chung chung dựa trên thực tiễn khác.
tăng cường trên khắp các ranh giới tổ chức chương trình, giảm sự khác biệt về các khả năng, mang lại các ý tưởng và quan điểm khác nhau dẫn đến hiểu biết sâu sắc hơn,
Tập trung vào tiếp cận nhiều yếu tố có liên quan và đồng sáng tạo với các các yếu tố đang xem xét.
Với góc nhín của bản thân
Tiếp cận hệ thống bao gồm 2 yếu tố là vận động và tương tác kiến thức giữa người dạy và người học
Khái niệm
theo một trình tự chặt chẽ, kết hướp và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện các nội dung và đạt được các mục tiêu cụ thể trong các giai đoạn
cho phép thiết kế và xây dựng các chương trình đào tạo có tính hệ thống, chặt chẽ và logic cao, làm rõ vai trò, vị trí, tác dụng của từng khâu, từng nội dung
là bản thiết kế tổng thể quá trình đào tạo từ khâu đầu (tuyển chọn) đến khâu cuối (kết thúc khoa học) với một hệ thống
bảo đảm mối liên hệ, tác động qua lại giữa các thành tố của chương trình.