Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phan Chu Trinh, Nguồn - Coggle Diagram
Phan Chu Trinh
bối cảnh
Chính trị
Thực dân Pháp
tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn chia Việt Nam thành ba xứ
Bắc Kỳ
Trung Kỳ
Nam Kỳ
thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.
áp đặt chính sách cai trị thực dân
Kinh tế
Thực dân Pháp
đầu tư khai thác tài nguyên
xây dựng một số cơ sở công nghiệp
hệ thống đường giao thônG
bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền
Văn hóa
Thực dân Pháp
thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch
gây tâm lý tự ti
khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan
Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán.
tìm mọi cách bưng bít, ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam
thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
giai cấp và mâu thuẫn
Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân.
Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
Giai cấp nông dân: lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
=>tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.
Giai cấp công nhân đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột.
Giai cấp tư sản bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực
=>kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt
có
=>tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định.
Tầng lớp tiểu tư sản: học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do… :đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.
Các giai cấp, tầng lớp đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột.
=>ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa Nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn giữa toàn thể Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
=>hai yêu cầu
đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho Nhân dân: nhiệm vụ hàng đầu.
xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân dân
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng
phong kiến
Triều đình: Phong trào Cần Vương
chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896)
Sang đầu thế kỷ XX: không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa
Nông dân: khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám
tư sản
Phan Bội Châu
Phan Chu Trinh
khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học
kết luận
thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
hành động
Nguyên nhân
Trực tiếp
Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành một phong trào Duy Tân nhằm vận động cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội và gắn liền với việc động viên lòng yêu nước, căm thù giặc, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm.
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam.
Sâu xa
Phan Châu Trinh còn phản đối việc dùng vũ lực để giành độc lập dân tộc quốc như cầu viện bên ngoài “Bất bạo động, bạo động tắc tử, bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu”
Khởi nghĩa vũ trang đã thất bại (phong trào cần vương, ...)
diễn biến
cải cách duy tân
gửi thư cho Toàn quyền Beau ngày 15 tháng 8 năm 1906
chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế, do đó dân đã khổ càng khổ hơn.
đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị.
gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.
“tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền
Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân
Khẩu hiệu: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh
mục tiêu cải tạo con người và xã hội Việt Nam
khuyến khích cải cách giáo dục
bỏ lối học từ chương
xóa mù chữ bằng cách phát động phong trào học Quốc ngữ
mở mang công thương nghiệp
chấn hưng công nghệ
bỏ mê tín dị đoan
thay đổi tập quán
cắt tóc ngắn
cắt ngắn móng tay
...
Phan Chu Trinh vs Phan Bội Châu
kết quả
Ngày 28 tháng 7 năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
nhà cầm quyền Pháp tại Paris đã gọi Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường (một luật sư, nhà báo người Việt chống thực dân) phải đi lính
hai ông phản đối với lý do không phải là công dân Pháp
Mấy tháng sau, chính quyền khép tội hai ông là gián điệp của Đức để bắt giam Phan Văn Trường giam ở lao Cherchemidi và Phan Châu Trinh bị giam ở Paris, kể từ tháng 9 năm 1914
Cuối đời
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp
tháng 12/1925, bệnh tình ông trở nặng
túc trực thường xuyên cạnh Phan Châu Trinh là Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Sinh Sắc, Huỳnh Thúc Kháng.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926
Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn
Hưởng dương 54 tuổi
Trăn trối: “Độc lập của dân tộc ta sau này sở cậy có Nguyễn Ái Quốc.”
Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội
ông bị kết án “trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xá bất nguyên” (nghĩa là tội chém nhưng chỉ giam lại, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về), rồi đày đi Côn Đảo ngày 4 tháng 4 năm 1908.
Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế.
Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội đã khởi xướng phong trào chống thuế nên đều bị bắt.
tư tưởng, văn hóa xã hội ảnh hưởng như thế nào đến nhân vật
chủ trương
Chấn dân khí
Thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường
giác ngộ được quyền lợi của mình
xoá bỏ nọc độc chuyên chế
“Không cần hô hào đánh Pháp, chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã giác ngộ quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thể dần dần mưu tính đến việc khác."
Khai dân trí
Bỏ lối học tầm chương trích cú
mở trường dạy chữ Quốc ngữ
kiến thiết khoa học thực dụng
bài trừ hủ tục, xa hoa, tuyên truyền lối sống tiết kiệm, văn minh.
Hậu dân sinh
phát triển kinh tế
chỉ con đường làm ăn cho dân
khẩn hoang làm vườn
lập hội buôn
sản xuất hàng nội hoá.
Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Kinh tế
cổ động việc chấn hưng thực nghiệp
lập hộ kinh doanh phát triển các nghề thủ công nghiệp (mở lò rèn, xưởng mộc), làm vườn.
Giáo dục
mở các trường học theo lối mới
dạy chữ Quốc ngữ
môn học mới
Văn hoá
tổ chức những buổi diễn thuyết kêu gọi sự thay đổi để tiến bộ hơn, phù hợp trong giao lưu buôn bán
ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, thuốc phiện…
thành lập các trường duy tân lan rộng ra nhiều tỉnh thành khác như Đông Kinh Nghĩa Thục với nội dung và phương pháp mới.
Năm 1908, diễn ra phong trào chống sưu thuế ở các tỉnh miền Trung huy động được hàng vạn người tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai.
Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này.
->Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành một phong trào Duy Tân
=> Tư tưởng chính trị của ông và ý tưởng cải cách của ông ra đời nhờ các cuộc gặp gỡ với các chính trị gia
Ảnh hưởng từ nước ngoài
Chủ nghĩa tư bản ở phương Tây phát triển mạnh mẽ, đẩy lùi chế độ phong kiến vào quá khứ
sự xuất hiện chủ nghĩa thực dân đang thực hiện các cuộc xâm lược sang các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam
Các cuộc canh tân đất nước của Nhật Bản, Trung Quốc… tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội, làm biến đổi bộ mặt và thay đổi đáng kể chế độ chính trị của các nước ấy.
Phong trào vô sản
phong trào cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi
chủ nghĩa xã hội đang trở thành hiện thực và mong ước của hàng triệu con người trên trái đất.
so sánh hai phong trào phan bội châu vs phan chu trinh
Phan Bội Châu
Nhiệm vụ
Đánh đuổi thực dân Pháp
khôi phục nước Việt Nam.
Chủ trương cứu nước
Vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài (Nhật Bản)
tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập
xây dựng chế độ Quân chủ lập hiến
Phương pháp
Bạo động vũ trang
Mục tiêu
“Cứu nước để cứu dân”
Hoạt động tiêu biểu
Tháng 5 – 1904thành lập Duy Tân hội tại Quảng Nam
1905 – 1908: tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. Chủ trương dựa vào Nhật Bản để chống Pháp nhưng không thành Phan Bội Châu về Xiêm chờ thời cơ.
Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ. Phan Bội Châu về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) chủ trương đánh Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam. Hoạt động: trừ khử, tiêu diệt tên đầu xỏ, tay sai của chúng. Tuy nhiên cũng không thành công
Ngày 24 -12 -1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.
Tác dụng
Khuấy động tinh thần yêu nước
cổ vũ tinh thần dân tộc
tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh.
Hạn chế
không thấy được tham vọng và bản chất của đế quốc Nhật.
quá tin vào Nhật và sự giúp đỡ của Nhật
Phan Bội Châu đã quên mất bản chất của một nước đế quốc là họ sẵn sàng trở mặt, thỏa hiệp khi đụng đến quyền lợi của họ.
Phan Châu Trinh
Nhiệm vụ
Đánh đổ phong kiến
thực hiện cải cách xã hội “khai thông dân trí, chấn hưng dân trí, phát triển dân sinh”
Chủ trương cứu nước
Gương cao ngọn cờ dân chủ
cải cách xã hội
cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền
vạch trần chế độ phong kiến thối nát
đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa
Phương pháp
Cải cách ôn hòa (thông qua cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội)
Mục tiêu
“Cứu dân để cứu nước”
Hoạt động tiêu biểu
Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Kinh tế
cổ động việc chấn hưng thực nghiệp
lập hộ kinh doanh phát triển
các nghề thủ công nghiệp (mở lò rèn, xưởng mộc), làm vườn.
Giáo dục
mở các trường học theo lối mới
dạy chữ Quốc ngữ, môn học mới.
Xã hội
tổ chức những buổi diễn thuyết kêu gọi sự thay đổi để tiến bộ hơn, phù hợp trong giao lưu, buôn bán,
ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, thuốc phiện… thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nội dung và phương pháp đổi mới
Năm 1908 diễn ra phong trào chống sưu thuế khắp các tỉnh miền Trung huy động hàng vạn người tham gia đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai
Pháp thẳng tay đàn áp phong trào. Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ở Côn Đảo.
-Năm 1911, Phan Châu Trinh bị đưa sang Pháp.
Tác dụng
Cổ vũ tinh thần yêu nước, phát động phong trào chống thuế
lập nhiều trường… giáo dục tư tưởng chống lại các hủ tục phong kiến.
Hạn chế
Biện pháp ôn hòa, xu hướng dựa vào Pháp để “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, để từ đó giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
tác động như thế nào đến việt nam
Khuynh hướng vận động cải cách của Phan Châu Trinh đã cỗ vũ tinh thần học tập, tự cường, chống các hủ tục phong kiến
Nguồn
https://vinhhung.thuathienhue.gov.vn/?gd=8&cn=28&tc=1265
https://se.ctu.edu.vn/hoat-dong-su/tu-lieu-lich-su/712-phan-boi-chau-phan-chau-trinh-va-khuynh-huong-cuu-nuoc-dau-tk-xx.html
https://se.ctu.edu.vn/hoat-dong-su/tu-lieu-lich-su/712-phan-boi-chau-phan-chau-trinh-va-khuynh-huong-cuu-nuoc-dau-tk-xx.html?fbclid=IwAR2hugQI-UaCgKNIlnb-dlD8n8I4sL5XrmPRcjNLOqu8Kj5qp92BOvV8rX8