Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KỸ THUẬT CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - Coggle Diagram
KỸ THUẬT CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
Kỹ thuật khăn trải bàn
Ưu điểm
Tăng cường tính độc lập và trách nhiệm của người học.
Cách thực hiện
• Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và giao dụng cụ
• Giáo viên đưa ra vấn đề cho các nhòm, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.
• Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.
Nhược điểm
Tốn kém chi phí và khó lưu trữ, sửa chữa kết quả.
lưu ý
Mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình
Nội dung
Kỹ thuật khăn trải bàn cũng là phương pháp dạy học tích cực tổ chức hoạt động mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nh
• Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
• Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
• Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với nhau
Dụng cụ: Bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm
ví dụ
Sử dụng kỹ thuạt khăn trải bàn ở bài 20: Ôn tâph buổi đầu đọc lập, Thời Lý, Trần, Hậu Lê ( từ 938 đến thế kỉ XV)
kỹ thuật dạy học chuyên biệt về môn lịch sử nhưng có thể dạy học địa lý
Kỹ thuật sơ đồ tư duy
Nhược điểm
• Kỹ thuật sử dụng sơ đồ giấy khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa, tốn kém chi phí.
• Kỹ thuật sử dụng sơ đồ giấy khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa, tốn kém chi phí.
Cách thực hiện
• Giáo viên chia nhóm và giao chủ đề cho các nhóm
• Mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm với ý tưởng của cá nhân để mô tả ý tưởng thông qua hình ảnh, biểu tượng hoặc một vài ký tự ngắn gọn
Ưu điểm
• Kỹ thuật sơ đồ tư duy giúp học sinh nắm được quá trình tổ chức thông tin, ý tưởng cũng như giải thích và kết nối thông tin với cách hiểu biết của mình.
• Thích hợp với các nội dung ôn tập, liên kết lý thuyết với thực tế.
• Phù hợp tâm lý học sinh, đơn giản, dễ hiểu.
Lưu ý
• Giáo viên để học sinh tự lựa chọn sơ đồ: Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi
• Giáo viên đưa câu hỏi gợi ý để các nhóm lập sơ đồ.
• Khuyến khích học sinh sử dụng biểu tượng, ký hiệu, hình ảnh và văn bản tóm tắt.
Nội dung
Là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề.
Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
Đối với môn Lịch sử và Địa lí lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều nội dung giảng dạy: tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;trình bày tổng quan một chủ đề bằng sơ đồ; ghi chép khi nghe bài giảng.
Dụng cụ: Bảng lớn hoặc giấy khổ lớn, bút nhiều màu, các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.
Kỹ thuật này có thể dùng cho cả 2 môn lịch sử và địa lý
Ví dụ
Châu Á
B1: Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký.
B2: Giao vấn đề cho nhóm. Đặc điểm tự nhiên của Châu Á
B3: Nhóm trưởng chia nhiệm vụ như là: ai sẽ tìm hiểu đặc điểm các khu vực địa hình chính của Châu Á, ai sẽ tìm đặc điểm phân hóa khí hậu, ai sẽ xác định được trên bản đồ các con sông lớn, các đợi thiên nhiên,…
Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những ý không phù hợp, sau cùng sẽ cử đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
Kỹ thuật chia nhóm
Nội dung
Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp.
Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4-6 HS.
Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ môn Lịch sử và Địa lý đã được giao trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc nhóm.
Chia nhóm như sau
Chia nhóm theo số danh sách lớp:
Chia nhóm theo hình ghép
Chia nhóm theo sở thích
Chia nhóm theo ngày sinh
Ưu điểm
Học tập chia nhóm giúp HS ghi nhớ ND bài học dễ dàng hơn, tri thức mà HS lính hội khách quan, sâu sắc và bản vững hơn.
Học tập chia nhóm tạo cơ hội cho HS phát triển tư duy, phát triển khả năng của bản thân; chủ động học tập tích cực
Hoạt động nhóm giúp HS yếu kém, nhút nhát thêm mạnh dạn, tự tin; tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập cộng đồng.
Nhược điểm
Chia nhóm đòi hỏi thời gian nhiều;
Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả mong muốn;
Trong một nhóm sẽ có một số bạn tích cực và còn một số bản sẽ ỷ lại, hoặc rụt rè, nhút nhát
Gây ồn ào trong lớp, khó kiểm soát
Sẽ có nhiều hs ko thích học theo nhóm vì muốn chứng tỏ năng lực bản thân với giáo viên hơn là với bạn
Cách thực hiện
B1. Gv chia nhóm bằng các cho hs đếm số lần lượt từ 1-6 những học sinh có cùng số theo danh sách lớp về chung 1 nhóm
B2. Sau khi chia nhóm xong GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận câu hỏi. Áp dụng cho nhiều vấn đề, nội dung giảng dạy liên quan đến môn Lịch sử và Địa lý.
B3, Cho thời gian từ 3-5 phút để học sinh thảo luận nhóm và ghi lại kết quả. GV quan sát và hướng dẫn nếu cần thiết.
B4: Hết thời gian thảo luận, GV gọi đại diện mỗi nhóm đứng lên trình bày nhiệm vụ đã giao.
B5. GV nhận xét đánh giá nhóm nào trả lời được nhiều hơn và chính xác hơn khen ngợi và cho điểm. Sau đó kết luận lại nhiệm vụ đã giao cho HS.
Lưu ý
Cần luyện tập cho HS quy tắc làm việc nhóm.
Trao đổi về tiến trình làm việc nhóm.
Luyện tập về kĩ thuật làm việc nhóm.
Duy trì trật tự cần thiết trong làm việc nhóm.
GV quan sát, hỗ trợ các nhóm HS
Giúp ổn định các nhóm làm việc khi cần thiết.
kỹ thuật dạy học chuyên biệt về môn lịch sử nhưng có thể dạy học địa lý
Kỹ thuật giao nhiệm vụ
Nội dung
vụ là kỹ thuật dạy học tích cực trong đó giáo viên tổ chức cho HS thành nhiều nhóm nhỏ hoặc cá nhân và hướng dẫn HS cùng hợp tác, trao đổi ý kiến nhằm giải quyết các nhiệm vụ trong học tập
Ưu điểm
Giúp HS ghi nhớ nội dung bài học dễ dàng hơn
Khi giao bài tập về nhà sẽ rèn được tính tư giác và tinh thần trách nhiệm của HS
Giúp cho học sinh học được kĩ năng quản lí thời gian
Giúp hạn chế thời gian sử dụng điện thoại hoặc xem ti vi
Nhược điểm
GVsẽ khó kiểm soát từng HS
Một số trẻ sẽ không tích cực tham gia giờ học
Khi giao bài tập về nhà quá nhiều tạo ra thói quen ít vận động
Cách thực hiện
Giao nhiệm vụ tại tiết dạy, đòi hỏi học sinh suy nghĩ, thảo luận và trình bày nhanh kết quả.
Trong dạy học muốn phát huy tinh thần trách nhiệm của cá nhân và nhóm học sinh để giải quyết những nội dung cốt lõi của bài học do đó giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng:
Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
Nhiệm vụ là gì?
Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
Lưu ý
GV chia nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị
Giáo viên chú ý mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
kỹ thuật dạy học chuyên biệt về môn lịch sử nhưng có thể dạy học địa lý
Kỹ năng động não
Ưu điểm
Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian.
Huy động mọi ý kiến của thành viên, tập trung trí tuệ.
Khuyến khích các thành viên nhóm tham gia hoạt động
Cách thực hiện
Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký.
Giao vấn đề cho nhóm.
Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt.
Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả.
Nội dung
Là kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong nhóm cùng thảo luận. Các thành viên tham gia một cách tích cực nhằm tạo ra “cơn lốc” ý tưởng.
Dụng cụ
Sử dụng bảng hoặc giấy khổ lớn để mọi người dễ đọc các ý kiến.
Hệ thống máy tính kết nối mạng.
Nhược điểm
Dễ xảy ra tình trạng lạc đề nếu chủ đề không rõ ràng.
Mất thời gian cho việc lựa chọn các ý kiến tốt nhất.
Có tình trạng một số thành viên quá năng động nhưng một số khác không tham gia.
Lưu trữ kết quả thảo luận khá khó khăn và lãng phí.
Lưu ý
Trong quá trình thu thập ý kiến, không được phê bình hay nhận
kỹ thuật dạy học chuyên biệt về môn lịch sử nhưng có thể dạy học địa lý
Kỹ năng đặt câu hỏi
Nội dung
Câu hỏi về lịch sử và địa lý phải liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu bài học; câu hỏi rõ ràng dễ hiểu; phù hợp với trình độ của học sinh; câu hỏi phải kích thích sự suy nghĩ của học sinh nhằm khuyến khích sự phát triển nhận thức và tư duy của học sinh.
Vấn đề lịch sử và địa lý có nhiều nội dung nhưng cần tránh hỏi tất cả trong một câu hỏi.
Biết cách đặt câu hỏi học sinh sẽ khám phá dần các vấn đề lịch sử và địa lý, tiếp nhận được kiến thức cơ bản, rút ra được bản chất, quy luật sự kiện và nắm được mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
Ưu điểm
Sẽ kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá, thu thập và mở rộng thông tin kiến thức.
Tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình dạy học
Kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập
Nhược điểm
Ít có sự phối hợp giữa các thành viên.
Dễ gây mâu thuẫn.
Nếu hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc thì sẽ làm cho HS không biết trả lời như thế nào
Cách thực hiện
Chuẩn bị CH ban đầu: xác định nội dung & ý chính của nội dung học tập, hỏi về những gì, hỏi để làm gì. Cần dự kiến hai nhóm CH :
CH chốt bao quát nội dung học tập cơ bản, có liên quan đến những ý chính của bài học.
CH mở rộng, hay CH bổ sung, được chuẩn bị dưới dạng các tình huống dự kiến, giả định
Đối chiếu và thích ứng các CH với đặc điểm và trình độ khác nhau của HS
Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt CH
Khích lệ HS suy nghĩ để trả lời
Duy trì tiến trình hỏi – đáp bằng CH
Đánh giá và thu thập thông tin phản hồi về quá trình học tập
Lưu ý
Khi đặt câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
Phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đúng lúc, đúng chỗ
Phù hợp với trình độ HS
Kích thích suy nghĩ của HS
Phù hợp với thời gian thực tế
Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính
Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
kỹ thuật dạy học chuyên biệt về môn lịch sử nhưng có thể dạy học địa lý