Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ, image, image, image, image,…
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Lưu Quang Vũ
TÁC GIẢ :star:
Phong cách nghệ thuật:
Kịch của Lưu Quang Vũ mang nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người
Lưu Quang Vũ
không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của TK XX mà còn được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền Văn học Nghệ thuật Việt Nam hiện đại
TÁC PHẨM :pen:
Vị trí
Trích từ cảnh 7 và đoạn kết của vở kịch
Thuộc phần cao trào và mở nút
Bố cục
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
Màn kết
MÀN ĐỐI THOẠI GIỮA HỒN TRƯƠNG BA VÀ XÁC HÀNG THỊT :!!::
Hồn Trương Ba
Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt
Thái độ:
từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng
Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
Xác anh hàng thịt
Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt
Thái độ:
từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế
Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng
MÀN ĐỐI THOẠI GIỮA HỒN TRƯƠNG BA VÀ ĐẾ THÍCH :fire::
Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba
: Một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn
Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết
Phép thử của Đế Thích (Trương Ba nhập vào xác cu Tị): Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì chết
Sự giác ngộ về ý thức:
Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa
“Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
“Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”
“Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được... tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”
MÀN ĐỐI THOẠI GIỮA HỒN TRƯƠNG BA VÀ NGƯỜI THÂN :silhouettes:
Cháu gái:
giận dữ, quyết liệt, phản đối nhất mực, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng
Con dâu:
cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa
Vợ Trương Ba:
đau đớn, khóc lóc, nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa,
“ông đâu còn là ông”
Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm