Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt, ⇒ Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm., =>…
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Thông tin chung
Tác giả
Cuộc đời
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh…nhưng thành công nhất là kịch. Ông không chỉ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong số những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại
-
-
Phong cách
Kịch của Lưu Quang Vũ mang nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.
Thơ ca của ông không chỉ bay bổng mà còn thể hiện khao khát được hòa vào cuộc sống, rất giàu cảm xúc và mang một màu sắc riêng biệt.
Tác phẩm
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước
Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc
-
Phân tích
Phần 1:
Hồn Trương Ba:
Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt
Thái độ: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng
Xác anh hàng thịt:
Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt
Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế
-
Thông điệp:
- Hồn trương ba với khát vọng sống, cao thượng
- Xác hàng thịt luôn đề cao tinh thần
- Để sống tốt, con người phải dung hoà được bản thân về lý trí, tâm hồn và cả hình thức bên ngoài, không thể là "bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được"
- sự sống là điều quý giá, sống hạnh phúc và ý nghĩa càng quý giá hơn bao giờ hết
Phần 2
Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn
-
Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.
- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.
Thông điệp:
Tác giả muốn gửi gắm thông điệp là hãy là chính mình, không nên trở thành thế thân của người khác, chấp nhận hiện thực
Đôi khi chính bản thân cũng không hiểu rõ được hết con người mình thì huống chi gia đình có thể thấu hiểu được nỗi niềm này => không thể trông cậy vào ai khác, chỉ có bản thân mới "cứu" được bản thân
-
-
-
=> Trương Ba không chỉ để lại những ký ức tốt đẹp, mà bản thân ông còn là một tấm gương đạo đức sáng ngời cho con cháu, gieo vào lòng những mầm non như cái Gái những tư tưởng tốt đẹp, trở thành người kế thừa những giá trị đạo đức ấy mãi về sau này.
Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn, có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác. Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.