Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chiếc thuyền ngoài xa - Coggle Diagram
Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích tác phẩm
Nhận thức của Phùng từ 2 phát hiện ở biển
Phát hiện thứ nhất
Tác động thị giác
- Hoàn cảnh: Theo yêu cầu chụp một bức ảnh về thuyền và biển để hoàn thành bộ lịch cho năm sau, Phùng đã trở lại chiến trường cũ miền Trung để tìm kiếm một tấm ảnh nghệ thuật đắt giá.
- Phát hiện đầu tiên: một bức tranh đẹp từ cuộc sống tựa “bức họa cổ”
- Với Phùng đó là một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, một khung cảnh “đắt trời cho” mà khi thấy được anh như vỡ òa trong hạnh phúc.
Tác động tâm lý
- Phùng đã vội đưa chiếc máy ảnh của mình lên bấm liên hồi để thu lấy tất cả những khoảnh khắc đẹp nhất của bức tranh cuộc sống.
- Trong giây phút ấy, Phùng cảm nhận được sự trong ngần của chính tâm hồn mình.
- Anh nhận ra rằng “cái đẹp chính là đạo đức”.
.
- Tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là một tác phẩm có tác động đến tư tưởng, tình cảm và tâm hồn con người, khiến cho “con người gần người hơn”.
Phát hiện thứ hai
- Phát hiện thứ hai của Phùng là phát hiện về một cuộc đời đau thương ẩn sau sự hoàn mỹ, toàn bích của bức tranh nghệ thuật được Phùng khám phá trước đó.
- Một sự thật nghiệt ngã được phơi bày khi chiếc thuyền từ xa tiến lại gần bờ: Người đàn ông đánh vợ, người vợ cam chịu, nhẫn nhục.
- Đứng trước cảnh tượng đó, Phùng không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng há hốc mồm như không hiểu chuyện gì đang xảy ra trước mắt mình.
- Hiện thực “phi đạo đức” xảy đến trước mắt , điều đó khiến Phùng không khỏi chua xót, cay đắng.
- Đằng sau vẻ đẹp hoàn mĩ có thể là những góc khuất xù xì, xấu xí của cuộc sống.
- Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và vì cuộc sống.
Nhận thức của Phùng và Đẩu từ câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện
- Người đàn bà dù bị đánh đập, bị nguyền rủa mỗi ngày bởi người chồng vũ phu nhưng khi tòa khuyên bà bỏ chồng thì bà lại van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
- Với bà “người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” là rất khó khăn.
-
Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy
Vẻ đẹp của bức ảnh
- Hình ảnh trong trẻo, khi nhìn vào cảm thấy tâm hồn mình được gột rửa, tinh khôi bởi cái đẹp hoàn mỹ
- Đằng sau bức ảnh đó là cả một câu chuyện đau thương dã man
--> Phùng cay đắng nhận ra rằng
Câu chuyện của người đàn bà đằng sau
- Sự cam chịu, nhẫn nhịn của bà đều xuất phát từ tình thương con
- Bà ý thức được thiên chức của người phụ nữ và quy luật của tạo hóa là người đàn bà được sinh ra để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn
--> Người đàn bà là biểu tượng nghệ thuật gây ám ảnh cho Phùng cũng như là giá trị nhân đạo mà tác giả muốn truyền tải
Thông tin chung
Tác giả
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê tỉnh Nghệ An.
-
Tác phẩm
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lý của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).