Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nghiên cứu ảnh hưởng của Covid 19 tới sức khỏe của trẻ ở trường mầm non…
Nghiên cứu ảnh hưởng của Covid 19 tới sức khỏe của trẻ ở trường mầm non tân trào
1, lý do nghiên cứu
1, UNICEF cảnh báo rằng COVID-19 có thể sẽ tác động đến sức khỏe tâm thần và thể chất của trẻ em và thanh thiếu niên trong nhiều năm tới trong một báo cáo chủ đạo được công bố ngày hôm nay.
2, Theo báo cáo, đại dịch COVID-19 đã gây ra những lo ngại đáng kể đối với sức khỏe tâm thần của cả một thế hệ trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các bậc cha mẹ và người chăm sóc. Nhưng đại dịch có thể chỉ cho thấy phần nổi của tảng băng chìm về sức khỏe tâm thần - một tảng băng mà họ cho rằng đã không được chú ý trong một thời gian quá dài.
3, 40 triệu trẻ em lỡ mất cơ hội tham gia giáo dục mầm non trong giai đoạn phát triển quan trọng đối với các em do đại dịch COVID-19
4, Ở Việt Nam, ước tính có 4,4 triệu trẻ em bị gián đoạn giáo dục mầm non do đại dịch COVID-19. .
6, khoảng 40% trẻ em trong độ tuổi 3-5 tuổi không nhận được sự tương tác về xã hội – cảm xúc và nhận thức từ người lớn trong gia đình
5, Trong thời kỳ này, các bằng chứng cho thấy trẻ em có nguy cơ bị bạo lực gia đình cao hơn. Sự cô lập, cảm giác bị tụt hậu trong học tập, ít tiếp xúc với bạn bè và các mạng lưới hỗ trợ đã góp phần làm tăng tăng những lo ngại về tinh thần cho trẻ em – tất cả các yếu tố này cần phải được tính đến khi chúng ta tư duy lại về các cách tiếp cận tốt hơn cho trẻ em Việt Nam
2, mục đích nghiên cứu
1, tìm hiểu tình hình về chăm sóc sức khoẻ, tâm lý và phát triển thể chất của trẻ trong và sau đại dịch covid-19
2, đánh giá tình hình sức khoẻ, tâm lý, và phát triển thể chất của trẻ trong và sau covid
3, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp, đặc biệt là đưa ra các biện pháp giúp cải thiện về sức khoẻ cũng như là chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, khắc phục được tình trạng thay đổi tâm sinh lý của trẻ và phát triển toàn diện về thể chất cho trẻ ở giai đoạn trong và sau dịch
3, khách thể và đối tượng nghiên cứu
khách thể nghiên cứu
vấn đề tổ chức, tổ chức chăm sóc giáo dục sức khoẻ và tâm lý cho trẻ mầm non đối với giai đoạn trong và sau covid
đối tượng nghiên cứu
thực trạng của trẻ em trong và sau dịch covid
4, giả thuyết
Dịch covid-19 đã ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em trường mầm non
Những biểu hiện của rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Trẻ thường biểu hiện luôn đòi đi theo người thân, bố mẹ, lo lắng sợ người thân bị COVID-19, dễ kích thích, không tập trung chú ý.
Trẻ có cảm giác sợ hãi, cô đơn, sợ khi phải đi ra ngoài, cảm giác không an toàn trong thời gian bị phong tỏa.
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ác mộng, hay tỉnh giấc vào ban đêm, ăn không ngon, có biểu hiện của chứng rối loạn lo âu chia ly - sợ khi không nhìn thấy hoặc khi người thân đi vắng.
Trẻ có những biểu hiện bất thường về hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng, trẻ thường phàn nàn đau vùng dạ dày.
Trẻ đái dầm mặc dù đã có được thói quen đi vệ sinh vào bô hoặc biết tự ra nhà vệ sinh.
Trẻ hay đánh người khác, bực bội, cắn, nổi cơn thịnh nộ thường xuyên hoặc dữ dội hơn, trẻ quấy khóc và cáu kỉnh, dễ giật mình, dễ khóc, khó dỗ dành hơn…
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non
Sự cô lập về mặt xã hội: Trẻ cảm giác cô đơn, tách biệt với xã hội bên ngoài, đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe tâm thần của trẻ. Trẻ không có những hoạt động vui chơi cùng bạn bè, bố mẹ đi làm trong khi trường học đóng cửa, trẻ ở nhà một mình.
Do tiếp xúc với màn hình máy tính nhiều: Việc tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại nhiều là một yếu tố dễ dẫn đến những rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu…
Thiếu hoạt động thể lực, hoạt động tập thể dẫn đến trầm cảm, lo âu.
Mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 ở khu vực trẻ sống sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe tâm thần của trẻ.
Mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 ở khu vực trẻ sống sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe tâm thần của trẻ.