Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bệnh lồng ruột ở trẻ - Coggle Diagram
Bệnh lồng ruột ở trẻ
Các biện pháp phòng ngừa
Không nên để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa, như: cười to, khóc to, chạy nhảy…
Khi cho trẻ ăn dặm, đổi sữa theo độ tuổi, lưu ý nên cho con ăn với liều lượng tăng dần, ăn từ lỏng đến đặc
Ăn uống vệ sinh để tránh trẻ bị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa
Không cho trẻ ăn thức ăn quá nhiều đạm dẫn đến khó tiêu
Sau tháo lồng, không được ẵm sốc trẻ; tránh để trẻ nhún nhảy, chạy giỡn, cười, khóc quá nhiều
Lồng ruột sau tháo vẫn có thể bị tái phát sau 1 vài giờ hoặc sau đó nhiều ngày mà không có dấu hiệu báo trước khi nào bệnh sẽ xảy ra
Phát hiện sớm các triệu chứng: Khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, bụng căng chướng, đại tiện phân máu có lẫn nhầy và có thể có máu tươi để đưa trẻ quay lại viện kịp thời.
Biến chứng và xử lý
Mất nước cấp
Do trẻ nôn, ói nhiều đến bệnh viện chậm, biểu hiện: mắt trủng, véo da giữ nếp nhăn, khô niêm, sốt, khát nước, trong một số trường hợp có thể trụy mạch hoặc rối loạn tri giác…
Xử trí
Xét nghiệm điện giải đồ
Bù nước và điện giải trước trong và sau tháo lồng hoặc mổ
Hội chứng nhiễm khuẩn
Sốt có thể không có. Rung là bằng chứng của nhiễm khuẩn huyết, trụy mạch, mảng tím dưới da, dấu mất nước, xuất huyết, suy hô hấp….
Xử trí
Hồi sức, kháng sinh…
Phẫu thuật cấp cứu trì hoãn sau khi hồi sức tạm ổn
Tháo lồng không mổ
Vỡ ruột: Do áp lực vượt cao trên mức an toàn, trẻ xuất hiện tím tái, suy hô hấp, ngừng thở do cơ hoành bị chèn ép
Khó thở và trào ngược dạ dày + viêm phổi do hít.
Xử trí
Hô hấp hỗ trợ, thở oxy.
Đặt ống thông dạ dày hút sạch thức ăn trong dạ dày trước khi tiến hành thủ thuật.
Biến chứng sau mổ như: nhiễm trùng vết mổ, bục vết mổ, và tắc ruột do dính
Lồng ruột tái phát
Xảy ra trong vòng 6 tháng và 1/3 trường hợp xảy ra trong 24 giờ sau tháo
Triệu chứng
Da lạnh, ẩm ướt với màu sắc nhợt nhạt hoặc xanh xao
Mạch đập yếu và nhanh
Hơi thở bất thường (có thể chậm và nông hoặc rất nhanh)
Lo lắng hoặc kích động
Đờ đẫn, lơ mơ
Nguyên nhân
Ruột dễ co bóp bất thường trong thời kỳ trẻ chuyển từ bú sữa sang ăn dặm.
Do kích thước các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột.
Khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non, polyp trong lòng ruột, bệnh túi thừa Meckel
Viêm ruột
Siêu vi
Cận lâm sàng
Siêu âm: phưng pháp tin cậy và chính xác
Chụp cắt lớp vi tính
X- quang
Định nghĩa
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột
Khí hậu: nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông
Yếu tố gia đình: anh chị em ruột đã từng mắc bệnh lồng ruột
Bẩm sinh có cấu tạo ruột bất thường
Đã từng mắc bệnh lồng ruột trước đây
Mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch
Tuổi : Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 3 đến 6 tháng tuổi
Giới tính: tỉ lệ mắc bệnh ở bé trai = 2-3 lần bé gái, đặc biệt bé bụ bẫm
Khái niệm
Lồng ruột là lồng một phần của ruột vào một phần của đoạn ruột liền kề.
Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng thường gặp ở trẻ nhỏ.
Gây tắc ruột và đôi khi gây thiếu máu ruột cục bộ
Triệu chứng
Triệu chứng cơ năng
Giai đoạn đầu của bệnh
Khóc thét đột ngột, co gối lên ngực do đau bụng từng cơn, tái phát nhiều lần, bỏ bú
Trẻ khó chịu do co thắt dạ dày
Nôn ói nhiều lần
Xanh xao, vã mồ hôi
Giai đoạn ruột bị nghẹt
Đi tiêu phân nhầy, máu
Thỉnh thoảng cảm thấy một khối u nhô lên ở vùng dạ dày
Mệt lả
Tiêu chảy
Sốt
Mất nước
Giai đoạn muộn, ruột bắt đầu bị hoại tử
Nôn liên tục, chướng bụng
Da lạnh, nhợt nhạt
Mạch nhanh, nông
Thở nhanh nông
Triệu chứng thực thể
Sờ thấy khối lồng : thường ở hạ sườn phải, trên rốn, khối lồng nằm ngang
Hố chậu phải rỗng (dấu hiệu Dance) do manh tràng di chuyển lên trên
Thăm trực tràng thấy nhầy máu theo găng biểu hiện của xuất huyết ruột
Điều trị
Điều trị lồng ruột ở trẻ còn bú
Tháo lồng bằng bơm hơi
Tháo lồng bằng nước
Tháo lồng bằng baryt
Điều trị ngoại khoa
Điều trị lồng ruột ở trẻ lớn
Bệnh dễ tái phát, thường hay gặp là lồng ruột hồi – manh – đại tràng
Phương pháp hiệu quả nhất là phẫu thuật tháo lồng, cố định manh tràng vào thành bụng bên phải, hồi tràng vào manh tràng và cắt ruột thừa