Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BỆNH TRẦM CẢM image - Coggle Diagram
BỆNH TRẦM CẢM
BỆNH TRẦM CẢM LÀ GÌ?
Phân biệt buồn thông thường và trầm cảm
Buồn thông thường:
Có nguyên nhân cụ thể
Thường hết trong vài giờ hoặc vài ngày
Trầm cảm
Không có nguyên nhân cụ thể
Kéo dài dai dẳng
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Bệnh trầm cảm có tên tiếng Anh là Depression, là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất
NGUYÊN NHÂN
Sử dụng chất kích thích: dễ trầm cảm nếu hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá…
Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: công việc áp lực kéo dài, áp lực gia đình, xung đột, môi trường sống căng thẳng…
Do bệnh lý hoặc chấn thương: tiền sử mắc bệnh não như viêm não, u não, chấn thương sọ não dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não.
Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (nội sinh): do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin…
Trầm cảm được gọi là rối loạn vì không thể xác định nguyên nhân cụ thể, ta chỉ có thế xác định yếu tố nguy cơ
TRIEU CHUNG
Giảm năng lượng và hoạt động
Giảm khí sắc: buồn bã, rầu rĩ, ủ rũ nét mắt rất đơn điệu, giảm hoặc mất các nếp nhăn
Rối loạn giấc ngủ và mất khả năng tình dục
Thay đổi cảm giác thèm ăn, thay đổi cân nặng:
Rối loạn giấc ngủ và mất khả năng tình dục
Giảm tập trung, thiếu quyết đoán: tập trung kém, đãng trí
Cảm giác vô dụng, tội lỗi, mặc cảm, tự ti
Biểu hiện sinh lý: nhức đầu, đau mỏi vai gáy, hồi hộp đấnh trống ngực, đau nhức tay chân
Hình thức bên ngoài: ăn mặc lôi thôi lếch thếch, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc giận dữ vô cớ, giọng nói trầm buồn đơn điệu
Có ý định và hành vi tự sát
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Điều trị tấn công nhằm khống chế các triệu chứng của cơn trầm cảm. Điều trị tấn công thường kéo dài 4-8 tuần.
Các bệnh nhân trầm cảm đều có thể có ý tưởng và hành vi tự sát. Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong 2 tuần đầu điều trị vì lúc này thuốc chống trầm cảm mới có tác dụng
Kết hợp dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giải lo âu, liệu pháp tâm lý.
Phương pháp điều trị
Điều trị dùng thuốc
Các thuốc thường dùng:Thuốc fluoxetine (Prozac và Sarafem), venlafaxine (Effexor XR), clomipramine (Anafranil), Amitriptyline,..
Tác dụng phụ: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng, sụt cân, mất ngủ, chức năng tình dục bị rối loạn ...theo dõi tác dụng phụ,quá trình sử dụng thuốc của người bệnh
Điều trị không dùng thuốc
Vận động
Đi bộ, chạy xe đạp, ngồi thiền,yoga.. ( có thể tập dưới ánh nắng mặt trời, vitamin D từ các tia nắng có thể làm tăng mức dopamin ở trong não)
Chơi nhưng trò chơi thể thao trước đây bệnh nhân hay chơi
Liệu pháp tâm lý
Dinh dưỡng
Ăn nhiều trái cây, rau quả, uống trà hoa cúc
Cung cấp đủ nước cho cơ thể ( 1,5-2l/ngày)
Cân bằng dinh dưỡng đủ 4 chất( glucid,protid,lipid, vitamin và khoáng chất)
Mục tiêu điều trị
Làm giảm, mất hoàn toàn các triệu chứng.
Phòng ngừa tái phát và tái diễn trầm cảm
Điều trị nguyên nhân dẫn đến trầm cảm (nếu có).
PHÂN LOẠI TRẦM CẢM
Trầm cảm vừa: Thường có bốn triệu chứng nói trên hoặc nhiều hơn và bệnh nhân có thể gặp nhiều khó khăn để tiếp tục trong các hoạt động thông thường
Trầm cảm nặng: nhiều triệu chứng nói ở trên rõ rệt và gây đau khổ, điển hình là mất đi tính tự trọng và các ý tưởng không xứng đáng hoặc tội lỗi. Thường có các ý định và hành vi tự sát
Trầm cảm nhẹ: Thường có hai hoặc ba triệu chứng nói ở trên.Bệnh nhân thường đau khổ bởi các triệu chứng này nhưng vẫn có thể tiếp tục được phần lớn các hoạt động.
NB CÓ NGUY CƠ TỰ SÁT
Xử trí
Cách ly bệnh nhân với các nguy cơ, để bệnh nhân nằm một phòng riêng, bỏ mọi phương tiện có thể dùng để tự sát
Thực hiện thuốc theo y lệnh
Thiết lập qui trình đảm bảo an toàn
Theo dõi sát BN (chăm sóc cấp 1)
Thái độ với BN tự sát
Nhấn mạnh là BN có thể được giúp đỡ để vượt qua
Lắng nghe BN giải tỏa tâm sự một cách vô điều kiện
Thấu cảm với nỗi tuyệt vọng của BN,dù phản đối hành vi tự sát
KHÔNG phán xét, lên án hay coi thường BN tự sát
Phòng ngừa
Giải quyết những vấn đề bệnh nhân gặp phải
Kiểm soát tốt các phương tiện tự sát: thuốc,vũ khí
Dành thời gian trò chuyện, lắng nghe và thấu cảm với bệnh nhân
Theo dõi bệnh nhân
Đánh giá mức độ nguy cơ tự sát
Tiền sử và mức độ các lần tự sát trước đây
Tiền sử gia đình về trầm cảm và tự sát
Nghề nghiệp, cuộc sống gia đình( độc thân/ ly thân/ ly dị), có cô lập xã hội không?
Lạm dụng rượu và chất không?
Các bệnh lý thực thể và tâm thần mãn tính
Theo dõi
BN có những câu nói tiêu cực
Tôi chỉ muốn nằm ngủ luôn không thức dậy nữa
Tôi không còn chịu nổi cảnh này nữa
Ý tưởng tự sát
Suy nghĩ về cái chết, muốn chết
Suy nghĩ về tự sát, kế hoạch tự sát
Suy nghĩ tiêu cực, bi quan, đen tối
BN thay đổi hành vi, cảm xúc đột ngột
Buồn chán trở nên tươi cười
Bồn chồn, lo âu trở nên thanh thản
Chống đối trở nên hiền lành
Kích động trở nên bình tĩnh
Cho đi những vật dụng quý giá nhất
Hành vi tự sát