Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT - Coggle Diagram
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Thông tin chung
Tác giả
Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, mất năm 1988, quê gốc ở Đà Nẵng
Là một hiện tượng của sân khấu kịch những năm 80 và là một trong những nhà soạn kịch tài năng của nền văn học Việt Nam
Tác phẩm
Viết năm 1981 nhưng đến 1984 mới ra mắt công chúng
Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch
Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, có ý nghĩa và triết lý sâu sắc
Phân tích tác phẩm
Cuộc đối thoại của Trương Ba và xác hàng thịt
Đối với hồn Trương Ba
Tâm thế bức bối, đau khổ
Lời thoại của Hồn Trương Ba ở đầu đoạn trích đã bộc lộ rõ tâm trạng vừa chán ngán, vừa sợ hãi khi không thể thoát ra khỏi cái thân xác ghê gớm.
Đau khổ, lo lắng khi bản thân mình không còn là mình nữa.
Sự phủ nhận của xác thịt
Dù biết là vô lý nhưng không thể nói được
Bản thân biết chỉ là xác thịt âm u đui mù
Nếu có thì cái xác đó chỉ là những thứ thấp kém mà thôi
Sự thừa nhận sức mạnh xác thịt
Có đời sống riêng: nguyên vẹn
Lý lẽ của xác thật ti tiện
Đối với xác hàng thịt
Tâm thế không bị động và nhún nhường
Nhận định hồn không thể tách ra khỏi xác đâu
Xác định bản thân có sức mạnh ghê gớm
Xác là hoàn cảnh mà hồn phải quy phục
Xác chính là cái bình chứa đựng linh hồn
Xác cười nhạo, mỉa mai hồn
Hồn “làm đủ mọi việc để thoả mãn thèm khát”
Cơn giận của hồn sẽ giúp xác có thêm sức mạnh
Kêu gọi thoả hiệp
Xác biết rất nhiều cách chiều chuộng tâm hồn
Xác thông cảm với trò chơi tâm hồn lắm thứ thể hiện
Cuộc đối thoại của Trương Ba và người thân
“Hồn Trương Ba”: bản thân vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn
Người thân trong gia đình
Vợ: đau đớn
Cháu gái: tỏ rõ sự giận dữ, quyết liệt phản đối cho rằng ông mình đã chết
Con dâu: dù có cảm thông, chia sẻ nhưng không còn nhận ra bố chồng mình trước đây
Cuộc đối thoại của Trương Ba và Đế Thích
Khi ông bị chết oan do bị Nam Tào gạch sai tên họ, được nhập vào xác hàng thịt để sống lại thì là lúc bi kịch xảy ra
Trương Ba trở nên vụng về, thô lỗ khi sống trong xác người hàng thịt
Trước sự thay đổ của Trương Ba, người thân thất vọng và xa lánh ông
Trương Ba đau khổ, day dứt khi phải sống trong cảnh ngộ bi hài mà bất hạnh —> Mong muốn được thoát ra khỏi xác hàng thịt
Đối thoại với Đế Thích
Trương Ba muốn sống là mình toàn vẹn
Đế Thích khuyên Trương Ba suy nghĩ lại vì được sống đã là điều đáng quý
Triết lý nhân sinh từ cuộc đối thoại
Linh hồn và thể xác là 2 mặt tồn tại song song. Một cuộc sống đích thực chân chính là phải có sự hài hoà giữa hồn và xác
Tác giả vừa phê phán những dục vọng tầm thường vừa vạch ra quan niệm phiến diện khi xem thường giá trị vật chất cũng như nhu cầu của thể xác
Con người cần có ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh xã hội và sự giả tạo xung quanh để bảo vệ quyền lợi của mình và khát vọng hoàn thiện nhân cách
Đoạn kết tác phẩm
Sự ra đi vĩnh viễn của Trương Ba cũng chính là một cách để ông “sống”. Đó là sống trong lòng người ở lại