Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Nguyễn Minh Châu - Coggle Diagram
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
Tác giả
Tiểu sử
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989)
Quê: Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Năm 1972 ông là thành viên Hội nhà văn Việt Nam
Từng tham gia quân đội và hoạt động văn nghệ ở nhiều lĩnh vực
Sự nghiệp sáng tác
Phong cách nghệ thuật
: tự sự - triết lý đậm nét
Trước 1980:
Khuynh hướng sử thi trữ tình, lãng mạn
Sau 1980:
Cảm hứng thế sự, những vấn đề đạo đức, triết lý, nhân sinh
Tác phẩm chính
Phiên chợ Giáp (1989)
Sau một buổi tập (1960)
Bến quê (1985)
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983)
Miền cháy (1977)
Dấu chân người lính (1972)
Cửa sông (1966)
Vị trí và tầm ảnh hưởng
Cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại
Người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
Trong tập truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (1987)
Là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật “tự sự triết lý”
Rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự (sau 1975)
Bố cục
Phần 1:
từ đầu -> lưới vó đã biến mất: Hai phát hiện của nhân vật Phùng
Phần 2:
tiếp theo -> sóng gió giữa phá: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
Phần 3:
đoạn còn lại: Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy
Tổng kết
Nội dung
Khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người
Đề cao vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đầy chiêm nghiệm lẽ đời
Đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người
Nghệ thuật
Xây dựng cốt truyện độc đáo
Điểm nhìn là nhân vật Phùng nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, thể hiện được tư tưởng của tác giả
Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật
Nhận thức của Phùng từ hai phát hiện ở bãi biển
Nhận thức của Phùng từ hai phát hiện ở bãi biển
Thuyền ngoài xa
Màu sắc nền:
Bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng
Hình ảnh trung tâm
là chiếc thuyền lưới vó...phăng phắc như tượng
Đường nét, ánh sáng hài hoà và đẹp...
→ Cảnh đắt trời cho, như bức tranh mực tàu của danh hoạ thời cổ. Toàn bích, tuyệt mĩ, tuyệt thiện. Bình lặng, đơn giản, hài hòa,...
Cảm xúc của Phùng:
Thấy bối rối, trong tim như có...khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn
→ Cái đẹp chính là đạo đức, có thể thanh lọc tâm hồn. Phùng là người nghệ sỹ chân chính với cái nhìn sắc sảo, với những rung động sâu sắc trước cái đẹp
Hiện thực qua cách nhìn xa:
tương ứng cách nhìn nhận, phản ánh đời sống của người nghệ sĩ: đơn giản, sơ lược, lý tưởng hóa, lãng mạn hóa, tô hồng hiện thực,...
Thuyền vào bờ
Cảnh tượng:
một người đàn ông đánh vợ dã man
Cảnh gia đình thuyền chài
Người đàn bà:
khắc khổ, xấu xí, mệt
mỏi và “cam chịu đầy nhẫn nhục”
Lão đàn ông: thô kệch, dữ dằn, độc ác, quật tới tấp vào lưng vợ như một cách để giải toả uất ức, khổ đau
Thằng bé Phác: “như một viên đạn trên đường lao tới đích ”nhảy xổ vào gã đàn ông, đánh lại cha vì thương mẹ...
→ Câu chuyện cổ tích đầy quái đản. Xấu xa, ác độc, bạo lực gia đình (tột đỉnh), cảnh đời cay đắng. Dữ dội, phức tạp, đầy nghịch lí,...
Cảm xúc của Phùng
Đứng há mồm ra nhìn
Vứt chiếc máy ảnh xuống chạy
nhào tới để can ngăn
Ngạc nhiên đến mức tưởng tất cả cảnh tượng vừa xảy ra là một câu chuyện cổ tích đầy quái đản
→ Một người lính, một người nghệ sỹ có tinh thần chính nghĩa. Tất cả cảnh tượng mà anh vừa chứng kiến đều nằm ngoài trí tưởng tượng
Hiện thực qua cách nhìn gần:
tương ứng cách nhìn nhận, phản ánh đời sống của nghệ sĩ: nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ “những điều trông thấy”,...
Thông điệp nghệ thuật
Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý
Giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất
Đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng
=> Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời. Không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận một cách đa diện, nhiều chiều
Nhận thức của Phùng và Đẩu từ câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện
Câu chuyện của người đàn bà
Sự xuất hiện của người đàn bà
Không tên tuổi
cụ thể, gọi phiếm định “người đàn bà hàng chài”, “mụ”
Thô kệch, rỗ mặt,
lúc nào cũng xuất hiện với
“khuôn mặt mệt mỏi”
Bà
rón rén
đến ngồi ghé vào mép ghế và cố
thu người
lại
Người đàn bà đã
chắp tay vái lia lịa
“con lạy quí toà”,xin toà cho được sống với lão đàn ông bằng mọi giá
→ Con người toát lên vẻ lạc hậu, u mê...
Người đàn bà dứt khoát từ chối li hôn, vì
Thứ nhất, người đàn ông là
chỗ dựa quan trọng
, nhất là khi biển động, phong ba
Thứ hai, vì còn phải
cùng nhau nuôi những đứa con
Thứ ba, có những lúc vợ chồng, con cái
sống hoà thuận, vui vẻ
Thứ tư, chị
hàm ơn và thấu rõ căn nguyên
dẫn đến sự vũ phu, tàn nhẫn của chồng
Nhận thức của Phùng và Đẩu
Về người đàn bà
Phía sau ngoại hình xấu xí, thô kệch:
là tình
yêu thương, vị tha, giàu đức hi sinh
; biết
chắt chiu niềm vui, hạnh phúc
giản dị
Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục:
là 1 người
can đảm, cứng cỏi, bản lĩnh
Phía sau vẻ quê mùa, nhếch nhác, thất học:
là 1 người
từng trải, sâu sắc, thấu hiểu
lẽ đời
-> Kết tinh, hội tụ vẻ đẹp tâm hồn cao cả của những người phụ nữ Việt Nam xưa nay
Về lão đàn ông
Đẩu, Phùng và thằng bé Phác:
người đàn ông là
thủ phạm
-> phản đối, lên án
Với người đàn bà:
người đàn ông là
nạn nhân
của hoàn cảnh
-> thấu hiểu, bao dung, chia sẻ
-> Không thể nhìn người và nhìn đời một phía, phải hiểu căn nguyên sâu xa dẫn đến hành vi để nhận xét, đánh giá đúng bản chất
Về chính mình
Cái nhìn còn đơn giản, dễ dãi, hời hợt, một chiều về cuộc đời và con người
Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi vào đời sống
Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy
Mỗi lần nhìn kĩ bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy
“hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”
=> Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời
Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ cũng thấy
“người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”
=> Hiện thân những lam lũ, khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời
=> Quan niệm: nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời và phải là cuộc đời, luôn luôn vì cuộc đời