Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP - Coggle Diagram
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
d. Tiền lương.
Ba hình thức trả lương: trả theo thời gian, theo sản phẩm hoặc trả lương khoán. Do người sdlđ quyết định
Khi huy động làm thêm giờ, người sdlđ phải trả lương cho người lđ theo quy định của pl
Tiền lương phải cao hơn mức lương tối thiểu của nhà nước, bao gồm mức lương tối thiểu chung/ tối thiểu vùng/ tối thiếu áp dụng cho từng ngày kinh tế.
Ngoài tiền lương, người lđ còn được hưởng phụ cấp lương để bù đắp thêm cho những yếu tố không ổn định hoặc vượt quá điều kiện bth → Khuyến khích làm việc.
Tiền lương là khoản tiền người sdlđ trả công cho người lđ để thực hiện công vc theo hợp đồng, pl quy định.
Bên cạnh tiền lương còn có tiền thưởng cho người lđ
a. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động
Nghĩa vụ của người lđ
Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
Quyền của người lđ
Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Đình công;
Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động
Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp
không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động
f. Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động
Khái niệm
Giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tập thể lao động
Các tranh chấp này thường liên quan đến: việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác phát sinh trong quá trình thực hiện lao động, thỏa ước lao động hoặc quá trình học nghề
-> Nguyên nhân, tiền đề dẫn đến đình công nếu như tranh chấp không thành công
TCLĐ là tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong quan hệ pháp luật với lao động
phân loại :
TCLĐ tập thể:
Là tranh chấp giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động
TCLĐ về quyền:
Tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, các quy định của pháp luật mà các bên cho rằng có vi phạm.
TCLĐ về lợi ích:
Tranh chấp về việc yêu cầu xác lập điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật ở đơn vị sử dụng lao động trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.
TCLĐ cá nhân:
Là tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
6 nguyên tắc
Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật
Bảo đảm có sự tham gia của đại diện các bên
Đảm bảo thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của các bên tranh chấp và lợi ích chung của xã hội.
Việc giải quyết trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng
Tôn trọng, đảm bảo cho các bên tự thương lượng và quyết định trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động
Việc giải quyết tranh chấp sẽ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành sau khi 1 trong 2 bên có đơn yêu cầu do 1 trong 2 bên từ chối thương lượng hoặc đã thương lượng nhưng không thực hiện.
e. Kỷ luật lao động
Người sdlđ phải tiến hành tổ chức, quản lý, phân công,giám sát người lao động theo những hình thức nhất định.
Người sdlđ có quyền thiết lập và áp dụng nội quy lao động trong đơn vị của mình, theo quy định pháp luật.
c. Thời gian làm Việc và nghỉ ngơi.
Là khoảng thời gian mà người lao động phải có mặt tại nơi làm việc để thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc được tự do sử dụng theo ý muốn cả mình.
Điều 104,105,106,108,111,116
b. Hợp đồng lao động (trọng tâm) gồm: Giao kết HĐLĐ, thực hiện, thay đổi và chấm dứt HĐLĐ
Giao kết HĐLĐ
Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Chủ thể giao kết hợp đồng lao động là người sử dụng lao động và người lao động. (2 bên, hợp đồng nào cũng vậy).
Giao kết hợp đồng là Các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định.
Thực hiện HĐLĐ
Các bên cần thực hiện đúng những nội dung đã cam kết như công việc, thời gian làm việc hoặc nghỉ ngơi, trả công lao động, áp dụng nội dung lao động và xử lý người lao động vi phạm kỉ luật.
Khái niệm: Giai đoạn các bên trong hợp đồng lao động thực hiện những gì họ đã cam kết.
Thay đổi HĐLĐ
Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, do những nguyên nhân khác nhau, HĐLĐ có thể được thay đổi.
Thay đổi là trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động do những biến động nhất định dẫn đến một bên hoặc các bên có nhu cầu phải điều chỉnh hợp đồng so với ban đầu để các bên có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng
Việc thay đổi có thể là thay đổi về nội dung (điều khoản) hoặc cách thức thực hiện hợp đồng.
Chấm dứt HĐLĐ
Định nghĩa: Là chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng chính là kết thúc quan hệ lao động
Phân loại
HĐLĐ có thể bị chấm dứt do ý chí của hai bên ( thỏa thuận chấm dứt)
ý chí của một bên( đơn phương chấm dứt)
do ý chí của bên thứ ba ( ra quyết định buộc chấm dứt) hoặc do một sự biến.
Chấm dứt HĐLĐ theo sự thỏa thuận của các bên thể hợp trong trường hợp
Hết hạn hợp đồng, đã hoàn thành công việc trong hợp đồng hoặc 2 bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của một bên là việc người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn.