Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
VỢ NHẶT (P1) - Coggle Diagram
VỢ NHẶT (P1)
TÁC GIẢ :star:
-
Là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim…
Tác phẩm ít nhưng chất lượng: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)...
Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, người nông dân, luôn hướng đến những phận người bé mọn.
-
TÁC PHẨM :pen:
-
Ý nghĩa nhan đề
-
“nhặt”: sự rẻ rúng như rơm, như rác; có thể “nhặt” ở bất kì đâu, lúc nào.
-
→ Thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong hoàn cảnh khốn cùng.
Tình huống truyện
Bối cảnh: nạn đói 1945, hơn 2 triệu người chết. Không khí ảm đạm, thê lương, những người sống luôn bị cái chết đe doạ.
Tóm tắt: Tràng vốn là một chàng dân ngụ cư ế ẩm lại nghèo, thế mà đã nhặt được vợ một cách ngẫu nhiên, dễ dàng, bằng mấy lời nói và câu hát.
→ Tình huống truyện bất thường, nói lên được khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.
-
BÀ CỤ TỨ :<3:
Lai lịch, ngoại hình
Hoàn cảnh: Người mẹ già nua, héo úa trong cảnh nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi, sống cùng con trai
Ngoại hình: “dáng người lọng khọng”, chậm chạp, run rẩy; “vừa đi vừa húng hắng ho vừa lẩm bẩm tính toán” => Gợi nét đầy cơ cực, lam lũ, long đong, lận đận
Khi vừa về đến nhà
-
Bà còn ngạc nhiên hơn trước sự xuất hiện của người đàn bà lạ ở trong nhà => Bà băn khoăn, tỏ ý không hiểu
Khi hiểu ra cơ sự thì “mắt bà nhoèn đi”, vừa đau đớn, tủi cực, vừa xót xa xen lẫn vui mừng
→ Xót xa vì bà thương cho cậu con trai của mình phải lấy "vợ nhặt" trong hoàn cảnh đói khát, bà không khỏi lo lắng rằng liệu các con có lo nổi cho nhau không khi mà gia cảnh đứa nào cũng nghèo khó, và bà cũng đồng cảm, thương thay cho kiếp người đàn bà xa lạ kia, chắc phải cùng cực lắm thì người ta mới lấy con mình
→ Nhưng bà vẫn vui mừng rạng rỡ vì giờ con bà cũng đã có vợ, có được một mái ấm gia đình riêng
Sáng hôm sau
Bà dậy sớm cùng nàng dâu mới chăm bẵm vườn tược, chăm lo cho ngôi nhà của mình
“gương mặt bủm beo, u ám ngày thường rạng rỡ hẳn lên”
Trong bữa cơm, bà nói về tương lai với sự hứng khởi, niềm lạc quan, đầy hy vọng và bảo ban các con cùng nhau làm ăn,...
→ Bà luôn nhen nhóm những niềm tin tích cực cho các con vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
→ Bà cụ Tứ là hiện thân của người mẹ hiền từ, nhân hậu, chất phác, tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, đáng quý.
-
-
-