Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
rác thải và môi trường - Coggle Diagram
rác thải và môi trường
vai trò của môi trường với con người
môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra.
Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
các cách tái chế rác
Tái chế giấy: Giấy đã qua sử dụng phát sinh từ nhiều nguồn, bao gồm các hộ gia đình, trường học, văn phòng công sở của các cơ quan, tổ chức, công ty, nhà máy, siêu thị, cửa hàng, nhà ga, bến xe, sân bay…
Tái sử dụng vật liệu xây dựng: Phần lớn vật liệu thừa từ các công trình xây dựng đều có thể tái chế. Thạch cao có thể tái chế làm ván lát tường, nhựa đường dùng để trải đường, bê tông dùng làm nền đường và các mục đích khác.
Tái chế rác hữu cơ: những loại rác thực phẩm hữu cơ được dùng để tạo thành phân bón loại tốt, bán lại cho nông dân.
Tái chế rác thải điện tử như: máy tính cũ, máy in, điện thoại di động, máy nhắn tin, các thiết bị nhạc và ảnh kỹ thuật số, tủ lạnh, đồ chơi và máy vô tuyến truyền hình….
Tái chế kim loại: Về việc tận dụng kim loại trong đời sống có những người làm công việc thu gom (thường gọi là thu mua “đồng nát”) mua tất cả những đồ hỏng (trong đó có cả kim loại) mà họ thấy có thể bán lại được sau đó bán lại cho cơ sở chuyên phân loại, ở đây các phần của chi tiết hỏng có thể được tận dụng sửa chữa lại, kim loại cũng được phân loại dùng làm phôi chế tạo, những thứ không thể tận dụng nữa thì mới được chuyển dùng nấu luyện tái chế ( phải phân loại riêng từng kim loại như đồng, nhôm, gang, thép…) rồi bán lại cho các cơ sở tái chế.
Tái chế chai nhựa: Các loại chai nhựa, một trong những loại rác được tái chế nhiều nhất, tùy từng loại nhựa mà có thể sử dụng để sản xuất ra các loại vật dụng hữu ích khác.
khái niệm
Rác, rác thải hay còn gọi là chất thải được hiểu đơn giản là những vật, những chất mà con người không sử dụng nữa và thải ra môi trường xung quanh như : Thức ăn thừa, bao bì ni lông, phế liệu, giấy, đồ đạc, nội thất không sử dụng nữa,…
Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
phân loại rác thải
Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch, xỉ than, nilong, gỗ…Đây là những lọai rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể mang ra khu chôn lấp rác thải.
Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp…sẽ được vận chuyển đến các làng nghề để tái chế thành các loại sản phẩm mới.
Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm sau khi bạn chế biến đồ ăn như rau, củ, quả…SAu đó chúng sẽ được nhân viên của Công ty Môi trường Đô thị chuyển tới các cơ sở sản xuất phân hữu cơ chế biến thành phân hữu cơ.
tác hại của rác thải đến môi trường
Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.
Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người.
Ảnh hưởng đến môi trường nước
: Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực.
Ảnh hưởng đến cảnh quan:
Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất động lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan.
Tác động của rác thải đến sức khỏe cộng đồng
: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người.