Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC KHTN Ở TH - Coggle Diagram
HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC KHTN Ở TH
Hình thức dạy học
Dạy học theo nhóm
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
HS dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của các bạn khác cùng hoàn thành nhiệm vụ hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ GV. Hiệu quả dạy học sẽ cao.
Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ mỗi HS có thể nhận rõ trình độ nhận thức của mình với bài học và thấy mình cần học hỏi thêm những gì.
HS biết cách trình bày ý kiến của mình, biết nghe và lựa chọn để tiếp nhận ý kiến người khác và tập dượt chỉ huy người khác.
GV có điều kiện quan sát theo dõi giúp đỡ cho các hoạt động của HS.
Nhược điểm
Áp dụng phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học dễ gây ồn, ảnh hưởng tới các lớp học khác.
Do thời gian hạn định của tiết học, nếu tổ chức không hợp lý sẽ làm mất thời gian, bài dạy khó hoàn thành.
Lưu ý
Ở trường tiểu học, mỗi tiết học thường có từ 2 đến 4 hoạt động. Do vậy, cần đa dạng các hình thức học tập, không nên tổ chức hoạt động nhóm trong cả tiết học.
Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực, rèn luyện kĩ năng của HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
Cần lựa chọn nội dung, chủ đề phù hợp cho hoạt động học tập theo nhóm, tránh hình thức (chọn nội dung cho HS làm việc theo nhóm quá dễ hoặc mất nhiều thời gian).
Khái niệm
Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ tạo điều kiện cho mỗi thành viên đều được hoạt động tích cực, không thể ỷ lại một vài người năng động và nổi trội hơn. Các thành viên trong nhóm giúp nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp.
Dạy học trải nghiệm
Khái niệm
Quá trình khám phá, thử nghiệm trực tiếp với kiến thức, hình thành các khái niệm và đưa ra các phân tích, kết luận của bản thân về kiến thức ấy.
Vai trò
Cung cấp kiến thức nền tảng cho người học.
Học tập cùng trải nghiệm giúp phát triển tư duy sáng tạo cho người học.
Học qua trải nghiệm giúp rèn luyện kỹ năng cho người học.
Ưu điểm
Giúp việc học trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Giúp người học tự tin, chủ động hơn.
Giúp tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Giúp rèn luyện kĩ năng: thuyết trình, phản biện,...
Các bước học trải nghiệm
Bước 1- Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của học cùng trải nghiệm.
Bước 2 - Trải nghiệm .
Bước 3 - Khái quát, hình thành kiến thức mới.
Bước 4 - Vận dụng kiến thức.
Các hình thức thường vận dụng trong dạy học tập qua trải nghiệm
Thảo luận nhóm, tình huống, đóng vai, trò chơi,...
Dạy học thăm quan
Vai trò
Giúp HS có điều kiện tiếp cận với thực tiễn để nhận thức các quy tắc giao tiếp xã hội, tuân thủ luật pháp, nâng cao ý thức tập thể, tinh thần tương trợ trong cộng đồng.
Tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi môi trường góp phần giáo dục thể chất cho HS.
Tạo điều kiện để HS tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội xung quanh và cũng có điều kiện vận dụng kiến thức học tập vào đời sống.
Một số hình thức
Thăm quan các cơ sở văn hóa, xã hội ở địa phương.
Thăm quan các di tích lịch sử và các nhà bảo tàng.
Thăm quan các cơ sở kinh tế: nhà máy, đồng ruộng, cảng biển...
Thăm quan môi trường tự nhiên: rừng cây, các dạng địa hifng, phong cảnh đẹp...
Các bước tiến hành
Chuẩn bị
Giáo viên
Lập kế hoạch thăm quan cho năm học để có kế hoạch chuẩn bị
Kế hoạch khoa học, tỉ mỉ cho từng buổi thăm quan.
Các câu hỏi định hướng dẫn thăm quan, các hình thức tổ chức dạy học cho buổi thăm quan.
Các hình thức giúp HS thu thập thông tin: quan sát, phảng vấn, thu thập hiện vật, tư liệu, tranh ảnh...
Chuẩn bị tốt hậu cần đối với cuộc tham quan: thuốc chữa bệnh, thực phẩm, quần áo cho HS.
Học sinh
Chuẩn bị tư trang, vật phẩm, nước uống... cần thiết cho chuyển đi.
Chuẩn bị giấy bút ghi chép, túi đựng các vật thu thập...
Tiến hành tham quan
Khi tới các địa điểm, GV cần yêu cầu HS chào hỏi lễ phép. Khi tham quan phải tôn trọng các quy định về giao tiếp xã hội, tiếp xúc với máy móc, hiện vật an toàn, giữ gìn môi trường, chú ý an toàn tính mạng và sức khỏe...
Khi thăm quan chú ý hướng dẫn HS ghi chép, quan sát, trả lời các câu hỏi của HS.
Tổng kết thăm quan
GV hướng dẫn HS viết báo cáo thu hoạch sau buổi tham quan
Đánh giá HS về mặt nhận thức, ý thức chấp hành các quy định trong chuyến tham quan.
GV giải đáp những thắc mắc còn tồn tại của HS.
Một số lưu ý
Tùy theo điệu kiện từng trường, cần tổ chức thăm quan với nhiều môn học để tăng hiệu quả
Thăm quan nhà máy, thủy điện, nhiệt điện, năng lượng gió...
Nội dung thăm quan phải thiết thực cho chương trình môn học nội khóa.
Thăm quan vườn thú, rừng cây, khu chăn nuôi, thung lũng, cao nguyên...
Dạy học cả lớp
Khái niệm
Là hình thức tổ chức mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ HS trong lớp học.Theo hình thức tổ chức này, GV là người hoạt động chủ yếu, HS làm việc ít và tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
Hình thức này thường sử dụng ở đa số tiết học, thường là ở đầu tiết
Lưu ý
Phối hợp hình thức dạy học đồng loạt cả lớp với các hình thức dạy học theo nhóm và cá nhân.
Ngoài ra, hình thức này cần thiết khi GV sử dụng các PPDH như: kể chuyện, thuyết trình giải thích một vấn đề khó hoặc tiến hành các tiết học kiểm tra.
Phối hợp hình thức dạy học đồng loạt cả lớp với các hình thức dạy học theo nhóm và cá nhân.
Ưu, nhược điểm
Nhược điểm
GV làm việc nhiều, HS ít làm việc và nhận thức thụ động.
HS cả lớp ít có điều kiện làm việc với các phương tiện học tập cá nhân để suy nghĩ, phát huy tính tích cực của bản thân trong học tập.
HS phải quan sát, tiếp thu phần lớn kiến thức gián tiếp qua tranh, ảnh và ngôn ngữ, ít có điều kiện để thực hành, vận dụng kiến thức.
Ưu điểm
Trong một thời gian ngắn có thể thông báo được nhiều kiến thức
GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện bài dạy theo chương trình, ít lệ thuộc vào môi trường xung quanh
GV dễ điều hành và quản lí lớp
Phù hợp với hình thức tổ chức dạy học theo trường, lớp ở trường TH hiện nay.
Dạy học cá nhân
là hình thức GV dạy học trực tiếp cho một các nhân hoặc GV có thể sử dụng các tài liệu, phương tiện dạy học giao việc cụ thể cho từng HS.GV cũng có thể yêu cầu từng em làm một số thí nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng dạy hịc, điều tra... Từng HS hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ưu điểm
Giúp đỡ cho những em kém, bồ dưỡng cho HS giỏi.
Tạo ra mối quan hệ thân mật, hợp tác giữa GV và từng HS trên cơ sở tôn trọng nhân cách các em trong học tập.
Thông qua giao việc cho từng HS, buộc HS phải tích cực hoạt động, tự mình phát hiện ra kiến thức.
Phù hợp với chương trình học tập dành cho các lướp ghép.
Một số hoạt động
Các BT thực hành, tự làm thí nghiệm, đồ chơi...
Các hoạt động học tập: sư tầm tranh, ảnh, mẫu vật...
HS làm việc với phiếu học tập
GV giúp đỡ cá nhân trong học tập nội khóa và ngoại khóa.
Nhược điểm: Trong một tiết học, khó có thể sử dụng nhiều thời gian cho hình thức dạy học này, vì ảnh hưởng đến việc hoàn thành nội dung học tập.
Phương tiện dạy học